Quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bình Định nói riêng là một trong các NH chuyên doanh ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 07/1988. Từ một NH chuyên doanh ra đời theo Nghị định 53/HĐBT, chi nhánh NHNo tỉnh Bình Định đã qua nhiều lần “ thay đổi tên họ”. Cùng với sự thay đổi đó là sự biến đổi về chất trong mô hình quản lý hoạt động của chi nhánh, đó là:

- Giai đoạn thứ nhất (1988-1990) : Thành lập và định hình

Đây là giai đoạn hoạt động cực kỳ khó khăn. Chúng ta cần nhìn lại điểm xuất phát để đánh giá những khó khăn ban đầu khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang hoạch toán kinh doanh. Những kết quả đạt được trong giai đoạn này dù còn hạn chế nhưng nhờ đó đã dần dần tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động kinh doanh trong những giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do chưa lường hết những rủi ro tiềm ẩn và những mặt trái của cơ chế thị trường khi chuyển sang kinh doanh nên việc xét duyệt cho vay còn dễ dãi, dư nợ cho vay tăng nhanh, chỉ trong 6 tháng cuối năm 1988 đã tăng lên 3,3 lần. Những năm sau chi nhánh đã khống chế mức tăng trưởng và tích cực thu hồi nợ nhưng nợ quá hạn vẫn ngày càng cao, năm 1990 tỷ lệ nợ quá hạn lên đến 27,5% nguyên nhân do hàng loạt công ty, xí nghiệp cấp huyện và các hợp tác xã kinh doanh không hiệu quả thua lỗ phải giải

thể hoặc tự tan rã, tư nhân vay vốn làm ăn thất bại, vỡ nợ dây chuyền; hoạt động của chi nhánh lâm vào tình cảnh bi đát, năm 1990 lỗ 366 triệu đồng.

- Giai đoạn thứ 2 (1991-1994) : củng cố bộ máy hoạt động.

Bước sang năm 1991, năm đầu tiên ngành NH Việt Nam đã có hành lang pháp lý tương đối chặt chẽ và động bộ, cụ thể là 2 Pháp lệnh NH, gồm Pháp lệnh NH Nhà nước và Pháp lệnh NH, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1990 nhằm tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của NH, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nhiệm vụ của chi nhánh lúc này là cố gắng tăng dần doanh số hoạt động, thu hồi nợ quá han, đồng thời làm tốt công tác tinh gọn và sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo phương châm “ Bộ máy tổ chức phù hợp với mức độ kinh doanh”, coi đây là giải pháp tối ưu nhất để cho chi nhánh vượt khỏi khó khăn.

Vừa đúc kết kinh nghiệm trong giai đoạn đầu, vừa kiên trì với mục tiêu, vừa thận trọng và kiên quyết trong từng bước đi thích hợp, chi nhánh tiếp tục thực hiện việc tinh gọn và sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Đây là thành công của chi nhánh trong giai đoạn đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường để mở ra thời kỳ phát triển mới.

Kể từ năm 1993, khi chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, NH Nhà nước có Thông tư 01 hướng dẫn thực hiện, NH Nông nghiệp có quy định 499, đã tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc chuyển hướng sang cho vay hộ sản xuất gắn liền với sự chuyển biến mạnh mẽ của mô hình kinh tế hộ nông dân tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Đây là thời gian ổn định đi lên. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn luôn khống chế ở mức thấp. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh mở rộng hơn, bắt đầu hoạt động kinh doanh đối ngoại bao gồm đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối; dù kết quả chưa cao nhưng bước đầu đã có tác dụng trong việc thu hút khách hàng và góp phần làm tăng khả năng sinh lời của các nghiệp vụ truyền thống và tăng giá trị xuất nhập khẩu cho địa phương. Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên không ngừng được nâng cao, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu công tác.

Năm 1997, trong bối cảnh khó khăn chung của hệ thống NH về tăng trưởng tín dụng, tình hình cho vay của chi nhánh hầu như chững lại mặc dù chi nhánh đã có nhiều giải pháp cố gắng đẩy mạnh cho vay nhưng kết quả đạt được rất hạn chế, dư nợ cuối năm giảm 2,19% so với năm trước, đây được coi là năm duy nhất tính từ năm 1991 có dư nợ giảm.

- Giai đoạn thứ 4 (1998 đến nay): trưởng thành đi lên.

Giai đoạn này chi nhánh hoạt động khá tốt, có nhiều thành tích và đạt kết quả cao, nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hằng năm 26,5% dư nợ tăng 33% tỷ lệ nợ quá hạn hằng năm luôn dưới mức khống chế của ngành, thu nhập của cán bộ nhân viên ngày càng nâng lên.

Một chuyển biến rất tích cực là ngày 30/03/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/1999/ QĐ về một số chính sách tín dụng NH phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, đây thực sự là chính sách thúc đẩy hoạt động tín dụng mạnh mẽ và hiệu quả nhất từ trước đến nay, khung pháp lý cho hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn đã từng bước hoàn thiện, và thông thoáng hơn.

Ngoài ra, chi nhánh không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nhân viên; ưu tiên tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt vào làm việc.

Hoạt động của NHNo & PTNT thành phố Quy Nhơn trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo được niềm tin với cấp ủy, chính quyền tỉnh, giữ được tín nhiệm trong kinh doanh, góp phần vào sự ổn định và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh thành phố Quy Nhơn

Cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng giữ một vị trí quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý sẽ tạo một cơ chế thông thoáng, năng động, tạo điều kiện để ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.

Về mặt tổ chức, NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Quy Nhơn gồm có: 43 cán bộ công nhân viên được bố trí vào các bộ phận như sau:

* Ban Giám đốc gồm 2 người: Giám đốc phụ trách chung và công tác Kế hoạch kinh doanh, 1 Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán- ngân quỹ.

* Phòng kế hoạch kinh doanh gồm 5 người: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 3 nhân viên.

* Phòng kế toán ngân quỹ gồm 18 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 16 nhân viên.

* Có 3 phòng giao dịch (PGD):

- Phòng giao dịch Đống Đa có 6 người: 1 Giám đốc PGD,1 Phó giám đốc PGD, 1 kế toán, 2 cán bộ tín dụng, 1 thủ quỹ kiêm kiểm ngân.

- Phòng giao dịch Ngô Mây có 7 người: 1 Giám đốc PGD,1 Phó giám đốc PGD, 1 kế toán, 3 cán bộ tín dụng, 1 thủ quỹ kiêm kiểm ngân.

- Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo có 8 người: 1 Giám đốc PGD,1 Phó giám đốc PGD, 1 kế toán, 4 cán bộ tín dụng, 1 thủ quỹ kiêm kiểm ngân.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHNO & PTNT Quy Nhơn

Ghi chú: → Quan hệ trực tuyến

(Nguồn: Phòng Kế toán Agribank Chi nhánh thành phố Quy Nhơn)

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Ban Giám đốc:

- Giám đốc: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Chi Nhánh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước và của ngành, của Ngân hàng cấp trên và của Đơn vị. Quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo được NHNo&PTNT tỉnh Bình Định ủy quyền.

Giám đốc trực tiếp phụ trách Phòng Kiểm tra KSNB, phê duyệt cho vay các món cho vay vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc.

- Phó Giám đốc: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc NHNo&PTNT Chi nhánh Quy Nhơn về lĩnh vực được ủy quyền, thay mặt Giám đốc thực hiện các công việc khi Giám đốc đi vắng và ủy quyền lại.

BAN GIÁM ĐỐC

P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

P. KẾ HOẠCH KINH DOANH

P. KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PGD TRẦN HƯNG ĐẠO PGD NGÔ MÂY PGD ĐỐNG ĐA

Các phòng chức năng tại Hội sở:

Phòng kế hoạch kinh doanh:

Là đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

Chỉ đạo, quản lý về công tác kế hoạch - kinh doanh đối với các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

o Nhiệm vụ cụ thể:

+ Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động của Phòng Kế hoạch - Kinh doanh và công tác kế hoạch - kinh doanh đối với các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong phòng, phân công từng cán bộ phụ trách theo lĩnh vực, địa bàn Phường, xã trong thành phố Quy Nhơn, tham mưu cho Giám đốc giao khoán các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho cán bộ nhân viên trong phòng và cán bộ tín dụng các Phòng Giao dịch, quản lý việc chấp hành nội quy cơ quan theo quy định NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Phó phòng kế hoạch kinh doanh: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, là người giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng thực hiện các công việc khi trưởng phòng đi vắng hoặc được trưởng phòng ủy quyền. Lập các báo cáo thống kê, tổng hợp

+ Nhân viên: thực hiện các nghiệp vụ thẩm định, cho vay, thu nợ, đề xuất với lãnh đạo các biện pháp xử lý nợ xấu, huy động vốn, quản lý dư nợ cho vay theo địa bàn và khách hàng được phân công, Kiếm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, lưu giữ hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng.

Phòng kế toán - ngân quỹ:

(1) Bộ phận kế toán:

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch.

Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính.

Chỉ đạo, quản lý về công tác kế toán – Ngân quỹ đối với các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

o Nhiệm vụ cụ thể:

+ Trưởng Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động của Phòng Kế toán – Ngân quỹ và công tác kế toán – ngân quỹ đối với các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong phòng, phụ trách theo lĩnh vực, quản lý việc chấp hành nội quy cơ quan theo quy định NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Phó phòng kế toán – Ngân quỹ: Được Giám đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh tỉnh Bình Định bổ nhiệm, là người giúp việc cho trưởng phòng kế toán, thay mặt trưởng phòng kế toán thực hiện các công việc khi trưởng phòng đi vắng hoặc được trưởng phòng ủy quyền.

+ Kế toán viên:

* Tính toán ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian, địa điểm nhất định bằng thước đo tiền tệ một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời và dễ hiểu.

* Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ.

* Trực tiếp giao dịch với khách hàng theo phần hành kế toán cho vay, kế toán tiền gửi, dịch vụ thanh toán…

* Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn tiền tệ và các hoạt động thu chi.

* Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh, hạch toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và mở tài khoản giao dịch;

* Lập báo cáo tài chính và các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu của Giám đốc và NHNo&PTNT Việt Nam.

(2) Bộ phận ngân quỹ:

* Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt tại Chi nhánh, thu - chi tiền mặt với khách hàng và nội bộ Chi nhánh.

Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ - xuất quỹ, thực hiện các phân tích giúp cho Ngân hàng đảm bảo tiền mặt chi trả. Báo cáo định mức tồn quỹ tiền mặt hàng ngày lên Ngân hàng cấp trên, để đảm bảo quỹ tiền mặt cho hoạt động của Chi nhánh và không được vượt định mức tồn quỹ của Ngân hàng cấp trên giao.

* Thực hiện nghiệp vụ và phát tiền vay theo quy định của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt đi đường.

Các phòng giao dịch: Đây là đơn vị trực thuộc của Chi nhánh, có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là huy động, cho vay, thanh toán, chuyển tiền cho các thành phần kinh tế theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Quy Nhơn.

Với cơ cấu bộ máy và mô hình tổ chức cán bộ như trên, NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Quy Nhơn trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2017-2019 phố Quy Nhơn giai đoạn 2017-2019

2.1.3.1. Công tác huy động vốn

 Phương pháp huy động vốn

Xác định rõ chức năng NHTM là: “Đi vay để cho vay", do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế…, với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. Ngoài ra NH còn sử dụng hoạt động marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tuỳ theo giá trị khoản tiền gửi vào NH, khen thưởng và tuyên dương các cá nhân và hộ gia đình kinh doanh làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay của NH,... Với mạng lưới đồng bộ rộng khắp các phường, xã trên địa bàn và các tổ cho vay lưu động, các tổ chức hội, đoàn thể làm nhiệm vụ trung gian với NH về công tác cho vay thông qua các Nghị quyết liên tịch giữa Trung ương hội Nông dân, Hội Phụ nữ với NHNo.

 Kết quả huy động vốn

Trong những năm qua Agribank Chi nhánh thành phố Quy Nhơn luôn phấn đấu trong công tác huy động vốn, nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương. Để minh chứng cho điều này, chúng ta có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)