Mô hình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Mô hình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – chi nhánh

TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ QUY NHƠN :

2.2.1. Mô hình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – chi nhánh Thành phố Quy Nhơn: Thành phố Quy Nhơn:

Sơ đồ 2.2: Mô hình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – chi nhánh Thành phố Quy Nhơn:

Ghi chú: → Quan hệ trực tuyến

(Nguồn: Phòng Kế toán Agribank Chi nhánh thành phố Quy Nhơn) 2.2.1.1. Thủ tục, hồ sơ cho vay thông qua hội, đoàn thể:

Cho vay thông qua tổ vay vốn: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,…

 Căn cứ thực hiện:

- Nghị Định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính Phủ, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- TT số 10/2015/TT-NHNN, ngày 22/7/2015 của Thống đống NHNN VN về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

Agribank Chi nhánh Quy Nhơn

Hội nông dân Hội phụ nữ KH cá nhân vay đời sống Hội CCB KH cá nhân kinh doanh dịch vụ Tổ vay vốn hội nông dân Tổ vay vốn hội phụ nữ Tổ vay vốn hội CCB

55/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị Định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 07/09/2018 của Chính Phủ, về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- TT số 22/2018/TT-NHNN, ngày 24/10/2018 của Thống đống NHNN VN về Sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số 10/2015/TT-NHNN, ngày 22/7/2015 của Thống đống NHNN Việt Nam Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, về thực hiệc cho vay khách hàng cá nhân nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, Chi nhánh Agribank Quy Nhơn triển khai cho vay thông qua tổ vay vốn: Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

 Hình thức tổ vay vốn:

Tổ vay vốn do các thành viên là cá nhân đại diện cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; phát triển ngành nghề ở nông thôn, có nhu cầu vay vốn, tự nguyện thành lập.

Tổ vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở thành lập, gồm: + Tổ vay vốn do Hội Nông dân lập: Thành viên là hội viên Hội nông dân. + Tổ vay vốn do Hội Phụ Nữ lập: Thành viên là hội viên Hội Phụ nữ + Tổ vay vốn do Hội cựu chiến binh lập: Thành viên là hội viên Hội Cựu chiến binh.

+ Tổ vay vốn do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lập: Thành viên là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổ vay vốn do cá nhân là đại diện cho hộ gia đình cùng cư trú tại thôn, xóm (khóm, ấp) lập, thành viên là các cá nhân đại diện cho các hộ gia đình.

+ Số lượng thành viên của tổ vay vốn: Tùy theo khả năng quản lý, điều kiện xã hội – tự nhiên tại địa bàn, tổ vay vốn được thành lập theo thôn (xóm), làng (bản), khóm (ấp); Số lượng tổ viên tối đa là 50 tổ viên/ 1 tổ.

+ Điều kiện vay vốn: Phải là thành viên của Tổ vay vốn và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định.

Quy trình thành lập tổ vay vốn:

Cán bộ cho vay phân công phụ trách địa bàn phối hợp với Chủ tịch Hội, hoặc Bí thư chi đoàn (cấp xã) có trách nhiệm chủ trì, tổ chức họp dân theo cụm: thôn (xóm), làng (bản), khóm (ấp). hoặc báo cáo và đề nghị UBND xã chủ trì, tổ chức họp để thành lập tổ vay vốn.

Trong cuộc họp thành lập Tổ vay vốn kết thành thành viên và phải bầu Tổ trưởng Tổ vay vốn, thư ký Tổ vay vốn.

Sau cuộc họp, Tổ trưởng Tổ vay vốn có trách nhiệm: Hoàn chỉnh Biên bản thành lập Tổ vay vốn kiêm quy ước hoạt động, danh sách Lãnh đạo Tổ và các thành viên Tổ vay vốn. Lấy xác nhận của Chủ tịch Hội hoặc Bí thư Chi đoàn (cấp xã) vào Biên bản thành lập Tổ vay vốn.

Bộ hồ sơ cho vay:

Ngoài các hồ sơ, giấy tờ theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam, Tổ vay vốn và các khách hàng vay vốn gửi cho ngân hàng nơi cho vay các hồ sơ, giấy tờ sau:

Hồ sơ pháp lý:

+ Đơn xin vào tổ vay vốn của tổ viên

+ Biên bản thành lập Tổ vay vốn kiêm quy ước hoạt động của Tổ vay vốn kèm danh sách các thành viên (lưu lại NHNo nợi cho vay).

+ Hợp đồng dịch vụ của Tổ vay vốn.

+ Văn bản công nhận và cho phép tổ vay vốn hoạt động của UBND xã. + Hồ sơ vay vốn:

* Giấy đề nghị vay vốn của khách hàng cá nhân. * Số vay vốn.

* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu đã được cấp) hoặc giấy xác nhận của UBND xã về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quy trình xét duyệt cho vay, thu nợ:

Ngoài những quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, việc xét duyệt cho vay thông qua tổ vay vốn cần thực hiện thêm một số công việc sau:

+ Đối với tổ vay vốn mới thành lập, lần đầu có quan hệ tín dụng :

Nhận được giấy đề nghị vay vốn của tổ viên; biên bản thành lập tổ kiêm quy ước hoạt động của tổ vay vốn kèm theo danh sách tổ viên của tổ, cán bộ tín dụng ngân hàng cần thực hiện:

Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ

Thẩm định điều kiện vay vốn và dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành viên tổ vay vốn.

Nếu đủ điều kiện cho vay, NHNo nơi cho vay và Tổ trưởng Tổ vay vốn thống nhất lịch và địa điểm giải ngân (phát tiền vay), thu nợ, thu lãi để thông báo cho tổ viên biết và cùng thực hiện.

+ Đối với tổ vay vốn đã có quan hệ tín dụng. Không phải kiểm tra hồ sơ pháp lý, chỉ thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn và thực hiện quy trình cho vay theo quy định.

2.2.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh, dịch vụ và vay phục vụ nhu cầu đời sống:

Căn cứ thực hiện:

+ Quyết định số 839/QĐ-NHNo-HSX, ngày 25/5/2017 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam;

+ Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD, ngày 09/4/2019 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam, Ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

+ Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD, ngày 18/6/2019 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Ban hành Hướng dẫn Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

a. Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh, dịch vụ:

Hồ sơ Pháp lý:

- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu;

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú ...); - Văn bản ủy quyền của cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung bản chính (nếu có);

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp phải đăng ký); - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với DNTN);

- Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán (đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của DNTN);

- Các giấy tờ khác (nếu có).  Hồ sơ kinh tế:

- Đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của DNTN: Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc Báo cáo

tài chính đã kiểm toán 02 năm gần nhất và trong thời gian vay vốn (việc lập báo cáo tài chính, thời gian lập và nộp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật); tình hình tài chính đến quý gần nhất;

- Trường hợp khách hàng mới thành lập hoặc đã hoạt động nhưng chưa đủ thời gian 02 năm phải cung cấp tình hình tài chính quý gần nhất tại thời điểm vay vốn và/hoặc năm gần nhất (nếu có).

- Các giấy tờ khác (nếu có). Hồ sơ vay vốn:

- Phương án sử dụng vốn kèm các tài liệu có liên quan đến phương án, dự án hoạt động kinh doanh.

- Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp tại thời điểm thẩm định, quyết định cho vay, trừ trường hợp không phải áp dụng biện pháp kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng qua CIC đối với các khoản vay cá nhân đến 500 (năm trăm) triệu đồng theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ;

- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);

- Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định lại (nếu có), Báo cáo đề xuất giải ngân/Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ;

- Biên bản họp Hội đồng tín dụng (trường hợp phải thông qua Hội đồng tín dụng);

- Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (trường hợp cho vay vượt quyền phán quyết);

- Các loại văn bản: Phê duyệt cho vay, từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;

- Hợp đồng tín dụng;

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay; các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai...);

- Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích của khách hàng;

- Bản kê khai người có liên quan của khách hàng;

- Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay/Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, TSBĐ;

- Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ kiêm phương án trả nợ; Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có);

- Các tài liệu khác (nếu có).

b. Cho vay khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống:

Đối với cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống có bảo đảm đảm bằng tài sản:

Hồ sơ pháp lý:

Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu;

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú ...); Văn bản ủy quyền của cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung bản chính (nếu có);

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với DNTN); Các giấy tờ khác (nếu có).

Hồ sơ vay vốn:

Phương án trả nợ khả thi.

Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp tại thời điểm thẩm định, quyết định cho vay, trừ trường hợp không

phải áp dụng biện pháp kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng qua CIC đối với các khoản vay cá nhân đến 500 (năm trăm) triệu đồng theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ;

Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);

Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định lại (nếu có), Báo cáo đề xuất giải ngân/Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ;

Biên bản họp Hội đồng tín dụng (trường hợp phải thông qua Hội đồng tín dụng);

Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (trường hợp cho vay vượt quyền phán quyết);

Các loại văn bản: Phê duyệt cho vay, từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;

Hợp đồng tín dụng;

Giấy nhận nợ (trường hợp phải lập giấy nhận nợ);

Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay; các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai...);

Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích của khách hàng;

Bản kê khai người có liên quan của khách hàng;

Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay/Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, TSBĐ;

Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ kiêm phương án trả nợ; Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có);

Các tài liệu khác (nếu có).

Đối với cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống nguồn trả nợ bằng thu nhập từ tiền lương hàng tháng của cán bộ công nhân viên:

Hồ sơ pháp lý:

 Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu;

 Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú ...);  Văn bản ủy quyền của cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung bản chính (nếu có);

 Các giấy tờ khác (nếu có).

Hồ sơ kinh tế:

Khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập. NHNo nơi cho vay có thể thỏa thuận với người vay vốn và các cơ quan quản lý nói trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trả nợ cho NHNo Việt Nam từ các khoản thu nhập của mình.

Hồ sơ vay vốn:

Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);

Báo cáo đề xuất cho vay, Báo cáo thẩm định lại (nếu có), Báo cáo đề xuất giải ngân/Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ;

Các loại văn bản: Phê duyệt cho vay, từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;

Hợp đồng tín dụng;

Giấy nhận nợ (trường hợp phải lập giấy nhận nợ);

Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích của khách hàng;

Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay/Biên bản kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, TSBĐ;

Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ kiêm phương án trả nợ; Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có);

Các tài liệu khác (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)