Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 32)

1.4.2.1. Dân số, dân tộc

Hiện nay, dân số của huyện Hòa An có 53.726 người, gồm có 6 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (chiếm 58%) và dân tộc Nùng (chiếm 28%). Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng đặc biệt là dân tộc Tày. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then, hát si, hát lượn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc là nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như: đền vua Lê, khu di tích lịch sử Nặm Lìn, khu di tích lịch sử Lam Sơn,... Đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn cần phải thường xuyên tu tạo và trân trọng phát huy.

1.4.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của huyện Hoà An trong những năm

qua không có những đột phá mà có những bước phát triển ổn định. Giá trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ có sự tăng trưởng bền vững trên cơ sở nông nghiệp là nền tảng cho phát triển kinh tế của địa phương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,2%, trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13,5%; + Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng 12,5%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 12%.

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) của các ngành kinh tế tăng từ 186 tỷ đồng năm 2006 lên 275 tỷ đồng năm 2010; tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 5,29%; nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 19,3% (trong đó ngành CN - TTCN tăng nhanh, bình quân đạt khoảng 31%, ngành xây dựng tăng chậm lại, tuy nhiên bình quân tăng đạt gần 13%); nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ tăng đạt 15,1%; giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 2,91 triệu đồng năm 2006 lên 5,08 triệu đồng năm 2010.

Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,5%, trong đó: + Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4%;

+ Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 15%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 18%.

Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đạt khá nhưng chưa ổn định và chủ yếu do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, hiệu suất đầu tư và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông - lâm sản, dịch vụ chưa cao, chưa tạo thành vùng hàng hóa có thương hiệu riêng. Việc sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chưa đồng đều giữa các vùng; chưa tạo được nhiều hàng hóa xuất khẩu, kết quả thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là một huyện miền núi, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa An nói chung đã theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế phát triển chung nhưng tốc độ chuyển dịch giữa các ngành còn chậm và

chưa ổn định, chưa phát huy hết khả năng, thế mạnh của huyện. Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập so với toàn vùng và của tỉnh Cao Bằng. Do một số nguyên nhân, trong đó nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo và là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, bên cạnh việc phát triển công nghiệp còn gặp khó khăn do nguồn đầu tư và điều kiện kinh doanh, sức mua dân cư không lớn so với những vùng kinh tế khác.

Địa điểm nghiên cứu được thực hiện trên các xã Bình Dương; Bạch Đằng; Hoàng Tung; Hồng Việt; Lê Chung. Đây là các xã nằm trong vùng trọng điểm cháy của huyện trong các năm qua.Cháy rừng thường xảy ra vào mua khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Diện tích có rừng của các xã nghiên cứu gồm Bình Dương, Bạch Đằng, Hoàng Tung, Hồng Việt và Lê Chung được thống kê ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1.Thống kê diện tích các xã vùng nghiên cứu

STT Tên xã, thị trấn Tổng diện tích có rừng (ha) Diện tích trong quy hoạch LN (ha) Diện tích ngoài quy hoạch LN (ha) 1 Xã Bình Dương 2552,48 2460,31 92,17 2 Xã Hoàng Tung 1439,87 1359,53 80,34 3 Xã Hồng Việt 401,3 361,0 40,3 4 Xã Lê Chung 3031,8 2996,5 35,4 5 Xã Bạch Đằng 4651,4 4489,9 161,5 Tổng 12076,9 11667,2 409,7

Huyện Hòa An cũng như các địa phương khác, mặc dù hàng năm đã làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tuy nhiên vẫn xảy ra những vụ cháy ngoài ý muốn. Thống kê của Hạt kiểm lâm huyện cho thấy số vụ cháy trong giai đoạn từ năm 2015-2019 được tổng hợp bảng 2.2 dưới đây:

TT Tên xã Số vụ cháy

Diện tích cháy

(ha) Năm cháy Ghi chú

1 Xã Bình Dương 01 2,2 2015 01 2,7 2016 2 Xã Hoàng Tung 01 3,4 2015 3 Xã Bạch Đằng 01 1,9 2015 02 2,56 2016 01 6,8 2017 4 Xã Lê Chung 03 7,4 2015 02 4,2 2016 02 13,75 2017 5 Xã Hồng Việt 01 0,63 2015 02 2,67 2016 01 2,2 2017 01 1,8 2018

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Rừng tự nhiên và rừng trồng, và các giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau cháy tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Căn cứ vào diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp cho huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, đề tài chọn 05 xã đại diện có rừng và xảy ra cháy rừng qua các năm làm cơ sở cho việc điều tra nghiên cứu gồm: Bình Dương; Bạch Đằng; Lê Chung; Hoàng Tung; Hồng Việt, huyện Hòa An.

Vấn đề nghiên cứu: Đặc diểm của các loài thực vật, khả năng phục hồi sau cháy của thực vật rừng và những biện pháp lâm sinh phục hồi rừng sau cháy góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và công tác QLBVR tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tình hình cháy rừng từ giai đoạn năm 2015 đến nay. - Đánh giá đặc điểm của thảm thực vật rừng sau cháy theo thời gian. - Nghiên cứu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phục hồi rừng sau cháy.

- Phân loại tiềm năng phục hồi rừng trên đất rừng sau cháy. - Đề xuất các giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau cháy.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp các d liu th cp

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu và tư liệu đã có, vận dụng phương pháp tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Những dữ liệu thu thập là:

- Tài liệu về khí tượng: các chỉ tiêu như: nhiệt độ trung bình năm; tổng lượng mưa; độ ẩm và lượng bốc hơi…

- Tài liệu về tài nguyên rừng và đất rừng, đặc điểm phân bố, đặc điểm địa hình khu vực phân bố…

- Tài liệu về kinh tế - xã hội: thu thập các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (trồng trọt; chăn nuôi; lâm nghiệp).

- Tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Các số liệu thu được sẽ được thống kê lại theo những yêu cầu của đề tài và các thời điểm phục vụ cho phân tích, đánh giá và xác định mức độ cần bổ sung.

2.3.2. Phương pháp phng vn

Các chỉ tiêu: Các tác động của con người đến rừng, các giải pháp, lựa chọn cây trồng trong phục hồi và phát triển rừng, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, bài học kinh nghiệm… (Thông tin thu thập từ phỏng vấn theo mẫu phiếu phỏng vấn phụ lục 01).

Số lượng được phỏng vấn là 20 hộ.

Tiêu chí lựa chọn: Đối tượng phỏng vấn là các chủ rừng có diện tích rừng đã từng xảy ra cháy; các lô rừng là rừng nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng; đất trống có cây gỗ tái sinh.

Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu để thu thập thông tin đối với các đối tượng được chọn.

2.3.3. Phương pháp nghiên cu đặc đim ca lâm phn sau cháy

Các tuyến điều tra và các ô đo đếm đảm bảo đi qua các dạng địa hình, trạng thái rừng và mức độ cháy khác nhau. Thực hiện trên khu vực rừng bị cháy rừng có diện tích lớn vào các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 tại xã Bình Dương; Hồng Việt; Lê Chung; Bạch Đằng; Hoàng Tung huyện Hòa An.

Điều tra trên 16 OTC, mỗi OTC có 5 ô thứ cấp và được bố trí theo tại 04 góc của OTC và điểm giữa của OTC, các đặc điểm về thực vật:

+ Đặc điểm cây tầng cao: Đếm số lượng, chiều cao, đường kính, xác định tên loài. Tính toán mật độ, độ tàn che. Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Ph

lục 02)

+ Đặc điểm cây tái sinh: Đếm số lượng, đo chiều cao cây tái sinh và phân cấp chiều cao cây tái sinh, xác định tên cây tái sinh (Tên địa phương, khoa học, các loài không biết tên cần phải lấy mẫu để giám định theo phương pháp chuyên gia). Xác định nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh, phân cấp chiều cao. Chiều cao cây tái sinh được đo bằng thước Blumeleiss cho cây có chiều cao > 4m và đo bằng sào đo cao có chia vạch cho cây có chiều cao < 4m. Kết quả điều tra tổng hợp theo mẫu biểu (Phụ lục 03).

+ Thống kê loài cây bụi, thảm tươi, độ che phủ cây bụi thảm tươi trên 5

ô thứ cấp 25m2. Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Phụ lục 04).

- Nghiên cứu đất dưới tán rừng

+ Trên mỗi OTC: Đào phẫu diện đất, độ sâu tùy thuộc phần đá gốc nằm dưới. Xác định độ dày tầng đất thông qua các tầng phát sinh của phẫu diện, được tính cho hết tầng A đến tầng chuyển tiếp sang B (tính cho hết phần đất còn xốp, chưa gặp nhiều đá lẫn). Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Phụ lục 05)

- Về nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phục hồi rừng sau cháy: đề tài tiến hành nghiên cứu một số yếu tố có ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn: nhóm nhân tố địa lý - địa hình: vị trí, độ dốc. Nhóm nhân tố thực vật: độ che phủ cây bụi thảm tươi. Nhóm nhân tố đất: độ dày tầng đất, độ xốp đất, độ ẩm đất... Nhóm nhân tố kinh tế xã hội: các tác động chăn thả, khai thác…

2.3.4. Phương pháp đề xut các gii pháp phc hi sau cháy

Tổng hợp những kiến thức kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổng quan, đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội;

kết quả điều tra phân tích về khả năng phục hồi của rừng sau cháy sẽ là những đề xuất hướng các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu.

2.3.5. Phương pháp x lý s liu

- Phương pháp tính toán

+ Tính tỷ lệ và hệ số tổ thành cây tầng cao, cây tái sinh

Tỷ lệ tổ thành Nj% = (nj/ Σni) x 100 (2-1) Trong đó:

Nj%: phần trăm số cây của loài i. j: số lượng cá thể loài i

Σni: Tổng số cá thể của tất cả các loài.

Nếu nj% > 5% được viết vào công thức tổ thành. Nếu nj% < 5% không viết vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành: Ki = (ni/N) x10 (2-2) Trong đó:

Ni: số cá thể loài thứ i. N: tổng số cá thể điều tra.

+Mật độ cây tầng cao, cây tái sinh:

N/ha = 10000 x n/ S (2-3)

Trong đó: S: tổng diện tích các ô điều tra cây tái sinh. n: số cây tái sinh được điều tra.

+ Chất lượng cây tái sinh (tính tỷ lệ % cây tốt, xấu, trung bình) được tính theo công thức N% = n/N x 100.

Trong đó:

N% là tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu. n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu. N là tổng số cây tái sinh.

+ Số lượng và kích thước cây gỗ được xác định nhằm đánh giá tiềm năng phục hồi thành rừng:

+ Mật độ cây tái sinh có triển vọng. Htb của cây tái sinh có triển vọng. + Các trị số tăng trưởng bình quân chung về mật độ và chiều cao. + Số năm phục hồi rừng cần thiết tính theo Htb cây tái sinh.

- Tính toán các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tươi

+ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP, %): tỷ lệ % giữa chiều dài những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéo.

- Ứng dụng tính toán và phân tích số liệu

Để tính toán các chỉ số thống kê, các giá trị trung bình về mật độ, chiều cao… đề tài sử dụng các phần mềm chuyên dụng như excel và phần mềm thống kê đánh giá các hàm tương quan giữa mật độ và chiều cao cây tái sinh với nhân tố có ảnh hưởng quan trọng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Tài nguyên rng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hòa An năm 2019 là 49.822,72 ha, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất với diện tích là 31.978,80ha; đất rừng phòng hộ với diện tích là 15.194,40 ha và đất rừng đặc dụng có diện tích nhỏ với 75,00 ha. Diện tích đất có rừng 30.804,19 ha, trong đó rừng tự nhiện 29.625,06 ha, rừng trồng 3.614,02 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 47,3%. Kết quả được tổng hợp trong bảng biểu thống kê 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu

Loại đất, loại rừng Tổng (ha) Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng Sản xuất (ha) Tổng diện tích tự nhiên 49822,72 75,00 15194,40 31978,80 A. Tổng diện tích đất QH LN 47248,20 75,00 15194,40 31978,80 1. Rng t nhiên 30804,19 25,94 7749,71 23028,54 a) Rừng gỗ lá rộng 29625,06 25,94 7749,71 23028,54 - Rừng nghèo 2762,62 50,59 2712,03 - Rừng phục hồi có trữ lượng 26806,86 25,94 7525,81 19255,11 b) Rừng hỗn giao (Gỗ+ tre, nứa) 1056,46 89,45 967,01 2. Rng trng 3614,02 1,24 215,5 3.397,28 - Rừng gỗ có trữ lượng 3614,02 1,24 215,5 3397,28 - Rừng gỗ chưa có trữ lượng - Cây đặc sản 450,1 450,1 3. Đất chưa có rng 12829,99 47,82 7229,19 5552,98 4. Đất khác trong QH3LR 486,63 0,4 45,34 440,89 B. Đất có rừng ngoài QHLN 1674,52 C. Diện tích đất ngoài QH LN 1674,52

(Nguồn niên giám thống kê huyện năm 2019)

Qua bảng 3.1 cho thấy Hòa An là huyện có diện tích rừng rất lớn và chủ yếu là rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng tăng đáng kể so với 5 năm về trước, cụ thể năm 2014 diện tích rừng trồng chỉ có 1.887,9 ha đến năm 2019 diện tích rừng trồng đã tăng lên 3.614,02 ha.

Diện tích rừng phòng hộ được thống kê theo đơn vị hành chính, cụ thể được tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Thống kê diện tích rừng phòng hộ theo đơn vị hành chính

Tên xã Tổng diện tích có rừng (ha)

Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng (ha)

Diện tích ngoài 3 loại rừng (ha) Diện tích tự nhiên (ha) Tổng Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Bạch Đằng 4651,4 4489,9 3846,7 643,2 0,0 226,4 4263,5 161,5 6112,2 Bình Dương 2552,5 2460,3 2242,3 218,0 0,0 0,0 2460,3 92,2 3309,9 Hoàng Tung 1439,9 1359,5 1001,2 358,4 0,0 51,8 1307,7 80,3 2473,7 Hồng Việt 401,3 361,0 323,4 37,6 27,2 168,6 165,2 40,3 1091,5 Lê Chung 3031,8 2996,5 2467,4 529,1 0,0 0,0 2996,5 35,4 3717,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 32)