Các tuyến điều tra và các ô đo đếm đảm bảo đi qua các dạng địa hình, trạng thái rừng và mức độ cháy khác nhau. Thực hiện trên khu vực rừng bị cháy rừng có diện tích lớn vào các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 tại xã Bình Dương; Hồng Việt; Lê Chung; Bạch Đằng; Hoàng Tung huyện Hòa An.
Điều tra trên 16 OTC, mỗi OTC có 5 ô thứ cấp và được bố trí theo tại 04 góc của OTC và điểm giữa của OTC, các đặc điểm về thực vật:
+ Đặc điểm cây tầng cao: Đếm số lượng, chiều cao, đường kính, xác định tên loài. Tính toán mật độ, độ tàn che. Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Phụ
lục 02)
+ Đặc điểm cây tái sinh: Đếm số lượng, đo chiều cao cây tái sinh và phân cấp chiều cao cây tái sinh, xác định tên cây tái sinh (Tên địa phương, khoa học, các loài không biết tên cần phải lấy mẫu để giám định theo phương pháp chuyên gia). Xác định nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh, phân cấp chiều cao. Chiều cao cây tái sinh được đo bằng thước Blumeleiss cho cây có chiều cao > 4m và đo bằng sào đo cao có chia vạch cho cây có chiều cao < 4m. Kết quả điều tra tổng hợp theo mẫu biểu (Phụ lục 03).
+ Thống kê loài cây bụi, thảm tươi, độ che phủ cây bụi thảm tươi trên 5
ô thứ cấp 25m2. Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Phụ lục 04).
- Nghiên cứu đất dưới tán rừng
+ Trên mỗi OTC: Đào phẫu diện đất, độ sâu tùy thuộc phần đá gốc nằm dưới. Xác định độ dày tầng đất thông qua các tầng phát sinh của phẫu diện, được tính cho hết tầng A đến tầng chuyển tiếp sang B (tính cho hết phần đất còn xốp, chưa gặp nhiều đá lẫn). Kết quả điều tra theo mẫu biểu (Phụ lục 05)
- Về nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phục hồi rừng sau cháy: đề tài tiến hành nghiên cứu một số yếu tố có ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn: nhóm nhân tố địa lý - địa hình: vị trí, độ dốc. Nhóm nhân tố thực vật: độ che phủ cây bụi thảm tươi. Nhóm nhân tố đất: độ dày tầng đất, độ xốp đất, độ ẩm đất... Nhóm nhân tố kinh tế xã hội: các tác động chăn thả, khai thác…