a. Khoanh nuôi phục hồi rừng
* Đối tượng: Đất rừng sau khi cháy còn mật độ cây lớn ít, đất trống có cây gỗ tái sinh (DT2) với chiều cao >0,5m đạt mật độ >500 cây/ha trong phân khu phục hồi sinh thái được đưa vào khoanh nuôi phục hồi rừng.
* Biện pháp kỹ thuật:
- Xác định vị trí, ranh giới khoảnh, tiểu khu, ranh giới lô trên thực địa; lập bản đồ thiết kế đối với những đối tượng đưa vào khoanh nuôi.
- Biện pháp kỹ thuật cụ thể: Các biện pháp nhằm phục hồi cho các diện tích trảng cỏ, cây bụi có mật độ cây tái sinh lớn được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.14. Biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
TT Biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
1
Phát dọn dây leo, cây bụi tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vượt khỏi sự chèn ép, đặc biệt đối với trạng thái rừng DT2 sau cháy nhằm giảm sự chèn ép về không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây bụi thảm tươi gây chèn ép, ức chế sinh trưởng và phát triển của một số loài cây gỗ tái sinh.
2
Ngăn chặn việc đốt lửa trong rừng, đặc biệt là mùa khô hanh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của con người đối với rừng, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng.
Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn mọi sự phá hoại của người và gia súc, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại rừng và lửa rừng để có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
3 Nghiêm cấm chăn thả gia súc, đốt lửa trong rừng, cấm chặt phá cây mẹ, cây tái sinh mục đích.
4 Mua sắm các dụng cụ PCCCR trong điều kiện cho phép để phòng khi có sự cố cháy rừng xảy ra như đối với Công ty Lâm nghiệp vinafor Cao Bằng 5 Đóng biển, bảng khoanh nuôi tái sinh rừng: Số lượng, quy cách, vị trí
đóng biển báo sao cho nhiều người dễ nhận biết.
6 Báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý khoanh nuôi tái sinh rừng đến các cơ quan chức năng đề xử lý.
Ngoài các biện pháp trên, nhằm mục đích ngăn chặn canh tác nương rẫy tại các khu vực nghiên cứu, nghiêm cấm chăn thả gia súc tại khu vực bị cháy đang tái sinh và khu vực trồng mới. Đối với diện tích rừng sau cháy, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ nghiêm trọng, độ tàn che giảm chỉ còn 0.23 đến 0,3 ở trạng thái (G+TN, TXP). Điều này tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh ưa sáng cũng như tầng cây bụi thảm tươi sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên vào mùa
khô, khi độ ẩm không khí thấp, lượng bốc thoát hơi nước lớn, thời tiết khắc nghiệt thì lớp cây bụi thảm tươi là nguồn VLC tiềm tàng. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến các giải pháp PHR, cần quan tâm đến các giải pháp bổ sung như: Xây dựng công trình PCCCR, chính sách hỗ trợ người dân, nâng cao nhận thức của các đối tượng sống gần rừng, vùng lõi của rừng, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ, công chức ở địa phương.
b. Trồng mới
Phục hồi rừng bằng trồng rừng là phương pháp phục hồi nhân tạo do tác động trực tiếp của con người. Trồng rừng sẽ nâng cao độ che phủ, bù đắp lại diện tích đã mất.
Xác định mật độ trồng rừng, phương thức, phương pháp trồng hợp lý là dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa của sinh vật với môi trường, sinh vật với sinh vật. Trong kinh doanh rừng, việc điều tiết mật độ, xác định phương thức hỗn giao… sẽ đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây rừng, dòng năng lượng, chu trình các chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừn, do đó góp phần ổn định hệ sinh thái rừng.
Tại khu vực nghiên cứu có thể phục hồi rừng bằng trồng mới, trồng bổ sung, trồng thay thế thuần loài các loài cây phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế như Keo lai, Keo Úc, Bạch đàn đỏ, Thông Mã Vĩ. Đây là những loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của vùng.