Thực trạng quản lý tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 47)

3.1.2.1. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn từ năm 2015 - 2019

Đời sống của một bộ phận dân vùng cao, rừng núi còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên trong những năm gần đây các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện mặc dù đã giảm rất nhiều tuy nhiên vẫn xảy ra. Để thấy được tình

hình và mức độ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện đề tài thống kê và tổng hợp vào bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3.Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Hòa An

tỉnh Cao Bằng từ năm 2015 - 2019 Loại hình vi phạm Số vụ vi phạm qua các năm (v) 2015 2016 2017 2018 2019 1- Vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 4 0 0 0 14 2- Vi phạm quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng 1 1 0 3 1 3- Vi phạm quy định về quản lý lâm sản 9 7 4 1 2 4- Cháy rừng 20 16 9 2 0 Tổng 34 24 13 6 17

Qua bảng 3.3 cho ta thấy tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng từ năm 2015 - 2018 có giảm rõ rệt, tuy nhiên các vụ vi phạm trong năm 2019 lại tăng cao. Các vụ cháy rừng giảm dần qua các năm, phổ biến nhất là các vụ cháy rừng, đặc biệt năm 2015 có tới 20 vụ cháy. Các vụ vi phạm chủ yếu là vi phạm quy định về quản lý lâm sản, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng. Đây là thành quả công tác làm tốt tuyên truyền nhận thức cho người dân, đồng thời đã thực hiện tốt luật bảo vệ phát triển rừng nay là luật lâm nghiệp.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng vấn đề cháy rừng là rất cần được quan tâm. Thiệt hại do cháy rừng mang lại là cực kỳ lớn, phá hủy tài nguyên rừng, phá hủy hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học của rừng. Hòa An trong những năm qua mặc dù đã có nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng, tuy nhiên các vụ cháy rừng vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù số

vụ không nhiều nhưng vẫn là tiềm ẩn nguy hại cho tài nguyên rừng trong điều kiện hiện nay. Kết quả tổng hợp được ở bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Tình hình cháy rừng giai đoạn 2015-2019

TT Tên chủ nhận khoán QLBVR

Vị trí cháy

Hiện trạng/ Loài Cây Ngày, tháng Diện tích (ha) Khoảnh Năm 2015

1 CT Vinafor Cao Bằng Bình Dương 2,2 8 4 Cây gỗ tái sinh, cây bụi 15/4 2 CT Vinafor Cao Bằng Hoàng Tung 3,4 1 2 Thông/ cây bụi, cây TS 05/4 3 CT Vinafor Cao Bằng Lê Chung 3,8 10 QS.7 Cây gỗ tái sinh, cây bụi 06/4 4 CT Vinafor Cao Bằng Lê Chung 0,5 5 22b Keo 03/4 5 Nguyễn Văn Cách Hồng Việt 0,63 1 34 Trảng cỏ, cây bsinh ụi, cây gỗ tái 04/3

6 Lê Văn Đại Hồng Việt 0,03 1 33 Trảng cỏ, cây bsinh ụi, cây gỗ tái 04/3 7 CT Vinafor Cao Bằng Bạch Đằng 0,7 3 Thông 04/02 8 CT Vinafor Cao Bằng Bạch Đằng 1,2 2 Cây gỗ tái sinh, cây bụi, Keo 04/4

Năm 2016

1 CT Vinafor Cao Bằng Bình Dương 1,7 3 1 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 05/6 2 CT Vinafor Cao Bằng Lê Chung 4,0 QSf 3 Keo 03/2 3 CT Vinafor Cao Bằng Lê Chung 0,2 QS14a 11 Thông 13/2 4 Hà Vũ Thuyết Hồng Việt 0,1 62 2 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 09/4 5 Cam Văn Biển Hồng Việt 0,4 39 1 Thông 09/4 6 Hoàng Thị Cành Hồng Việt 0,3 67 2 Thông 09/4 7 Đàm Vũ Thủy Hồng Việt 0,85 68 2 Thông, Sa Mộc 09/4 8 Tô Hoàng Long Hồng Việt 0,48 150 2 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 09/5 9 Hoàng Đức Bái Hồng Việt 0,06 162 2 Thông 09/5 10 Hoàng Hà Sỹ Hồng Việt 0,09 160 2 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 09/5 11 Hoàng Hà Đoàn Hồng Việt 0,10 161 2 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 09/5 12 Lương Văn Chất Hồng Việt 0,29 166 2 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 09/5 13 CT Vinafor Cao Bằng Bạch Đằng 0,96 34a 20 Keo 12/3 14 CT Vinafor Cao Bằng Bạch Đằng 1,6 2 3 Cây bụi, Cây gỗ tái sinh 05/6

Năm 2017

1 Hoàng Văn Thắng Hồng Việt 0,57 93 1 Trảng cỏ, cây bụi 03/3 2 Triệu Vĩnh Phúc Hồng Việt 0,32 179 2 Rừng phcây gục hồỗi sau nưa sáng ương rẫy, 09/4 3 Hoàng Đức Thanh Hồng Việt 1,39 180 2 Cây gỗ tái sinh, cây bụi 09/4 4 Lương Thị Tuyên Hồng Việt 1,49 148 2 Cây gỗ tái sinh, cây bụi 09/4

2018

1 Lê Văn Hùng Hồng Việt 1,8 118 2 Cây gỗ tái sinh, cây bcỏ ụi, trảng 23/4 Qua bảng 3.4 cho thấy các vụ cháy rừng của huyện Hòa An đã giảm nhiều trong những năm gần đây và đặc biệt những năm gần đây trên khu vực nghiên cứu chỉ còn 01 vụ xảy ra với thiệt hại không lớn. Nguyên nhân gây cháy

rừng chủ yếu là do người dân đốt nương làm rẫy, sử dụng lửa khi chăn thả gia súc, đốt vàng mã trong dịp tảo mộ ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm.

3.1.2.2. Kết quả xử lý vi phạm lâm luật trên địa bàn từ năm 2015 - 2019

Cùng với những giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân, công tác xử lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật cũng là giải pháp nhằm ngăn ngừa vi phạm của người dân. Số liệu thống kê kết quả xử lý các vụ vi phạm được tổng hợp tại bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5. Kết quả và hình thức xử phạt vi phạm lâm luật

trong những năm 2015- 2019 tại huyện

Hình thức Năm

Tịch thu lâm sản Tịch thu phương tiện (chiếc) G quý hiếm

(m3)

G thông

thường (m3) Xe ô tô Xe máy Xe đạp Khác

2015 0,080 2,412 - - - -

2016 0,180 5,352 - - - -

2017 0,167 - - - -

2018 0,256 - - - -

2019 4,822 - - - -

(Theo Biểu tổng hợp số liệu vi phạm của Hạt Kiểm lâm Hòa An)

Qua bảng 3.5 cho ta thấy kết quả và hình thức xử phạt lâm luật trong những năm qua có sự biến động như sau:

- Số lượng lâm sản lâm sản bị tịch thu qua các năm có sự chênh lệch, không đồng đều. Năm 2015, 2019 là 2 năm có số lượng gỗ bị tịch thu nhiều nhất. Năm 2017, 2018 là 2 năm có số lượng gỗ bị tịch thu rất ít.

- Vận chuyển trái phép lâm sản trong những năm quan chủ yếu bằng xe máy với khối lượng nhỏ, phần lớn là gỗ con tiện vận chuyển hoặc trung chuyển. Các đối tượng lợi dụng các đường gõ ngách, đường tắt để tiện vận chuyển chủ

yếu là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Số lượng phương tiện bị tịch thu ngày càng giảm do làm tốt công tác tuyên truyền và xử lý vi phạm.

3.1.2.3. Công tác tuyên truyền phê bình pháp luật về quản lý bảo vệ rừng

- Tổ chức tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản pháp quy như nghị định 77/CP, 22/CP Chỉ thị 01/BLN, nghị định 17/CP của Chính phủ cho các cán bộ từ huyện xuống cấp xã chia thành nhiều đợt, triển khai các xã trên toàn huyện.

- Vận động và hướng dẫn các xã, bản xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng và tổ chức thực hiện. Năm 2016 có 82 xóm bản thực hiện thì đến 2019 đã có 173 xóm bản xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

- Huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục… và đặc biệt là phối hợp với lực lượng công an, quân đội, chi cục thuế… để tuyên truyền vận động, phát hiện những vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn và kịp thời xử lý nghiêm minh.

- Tuyên truyền, tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân ký cam kết thực hiện không phá hoại rừng.

- Duy trì thường xuyên chế độ kiểm lâm viên trên địa bàn, giao ban với chính quyền cơ sở để nắm bắt tình hình, phổ biến tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng trên các xã, thị trấn.

3.1.2.4. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn 2015 - 2019

a. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa đồng bộ, giữa các cấp các ngành. Nội dung tuyên truyền còn thuần tuý về những điều cấm, chưa hướng tới lợi ích mà họ được hưởng. Hình thức và phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền xã, xóm trong quản lý, điều hành chưa cao.

- Công tác xã hội hoá quản lý bảo vệ rừng đã hoàn thành nhưng chưa ổn định phát huy hiệu quả bền vững. Lực lượng kiểm lâm mỏng, nhất là cán bộ địa bàn chưa triệt để "bám dân, bám rừng" chưa rèn luyện có đủ năng lực, đồng thời trang bị

phương tiện và chế độ còn thiếu để làm tròn các nhiệm vụ đã xác định. b. Nguyên nhân khách quan

Nhà nước chưa tạo được cơ sở vật chất phát triển kinh tế xã hội vững chắc cho miền núi nên một bộ hận đồng bào còn vào rừng khai thác để duy trì cuộc sống.Cơ chế thị trường nên bọn buôn bán gỗ có lợi nhuận cao.

Việc khoán bảo vệ rừng pam, theo dự án 661 tại một số xã do Ban quản lý làm chủ dự án không có thành phần của kiểm lâm do đó rất khó cho công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)