Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 39 - 41)

- Phương pháp tính toán

+ Tính tỷ lệ và hệ số tổ thành cây tầng cao, cây tái sinh

Tỷ lệ tổ thành Nj% = (nj/ Σni) x 100 (2-1) Trong đó:

Nj%: phần trăm số cây của loài i. j: số lượng cá thể loài i

Σni: Tổng số cá thể của tất cả các loài.

Nếu nj% > 5% được viết vào công thức tổ thành. Nếu nj% < 5% không viết vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành: Ki = (ni/N) x10 (2-2) Trong đó:

Ni: số cá thể loài thứ i. N: tổng số cá thể điều tra.

+Mật độ cây tầng cao, cây tái sinh:

N/ha = 10000 x n/ S (2-3)

Trong đó: S: tổng diện tích các ô điều tra cây tái sinh. n: số cây tái sinh được điều tra.

+ Chất lượng cây tái sinh (tính tỷ lệ % cây tốt, xấu, trung bình) được tính theo công thức N% = n/N x 100.

Trong đó:

N% là tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu. n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu. N là tổng số cây tái sinh.

+ Số lượng và kích thước cây gỗ được xác định nhằm đánh giá tiềm năng phục hồi thành rừng:

+ Mật độ cây tái sinh có triển vọng. Htb của cây tái sinh có triển vọng. + Các trị số tăng trưởng bình quân chung về mật độ và chiều cao. + Số năm phục hồi rừng cần thiết tính theo Htb cây tái sinh.

- Tính toán các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tươi

+ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP, %): tỷ lệ % giữa chiều dài những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéo.

- Ứng dụng tính toán và phân tích số liệu

Để tính toán các chỉ số thống kê, các giá trị trung bình về mật độ, chiều cao… đề tài sử dụng các phần mềm chuyên dụng như excel và phần mềm thống kê đánh giá các hàm tương quan giữa mật độ và chiều cao cây tái sinh với nhân tố có ảnh hưởng quan trọng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)