Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

1.1.6.1. Cơ sở của việc đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp

- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.

- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất và sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.

- Chiến lược phát triển của ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông,...

- Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. - Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bổ sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích hợp đất đai.

- Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Tốc độ gia tăng dân số và dự báo dân số qua các thời kỳ [14].

1.1.6.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: “Quản lý đất đai thông qua lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của

quản lý Nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”; Phải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, tiến tới sự bền vững và lâu dài; Phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa; Phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương; Phải dựa trên kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương; Phải đảm bảo ổn định về xã hội và an ninh quốc phòng; Phải đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của người dân [14].

1.1.6.3. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Với phương châm tạo sự phát triển hài hoà cả trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, các chuyên gia đã đề xuất những biện pháp đồng bộ trong Bản dự thảo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới như sau:

Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: Tăng trưởng kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; "công nghiệp hóa sạch" và phát triển nông nghiệp bền vững. Đối với tăng trưởng kinh tế nhanh, theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Sự chuyển đổi này sẽ làm giảm suất đầu tư hạn chế sự tiêu hao tài nguyên tính chính mỗi đơn vị giá trị sản phẩm. Việc chuyển nền kinh tế dựa vào khai thác và sử dụng tài nguyên thô sang chế biến sâu hơn cũng được khuyến cáo như một giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nhờ tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Liên quan đến giải pháp nhằm thay đổi mô hình tiêu dùng, các chuyên gia nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cơ cấu lại hệ thống sản xuất, nâng cao hiệu quả môi trường của sản phẩm, khuyến khích sáng chế các sản phẩm mới tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng lối sống lành mạnh sử dụng công cụ kinh tế điều chỉnh hành vi tiêu dùng, hỗ trợ đồng bào nghèo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản.

Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặc biệt chú trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện luật pháp và chính sách phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, thúc đẩy công nghệ chế biến nông sản...

Theo phân tích của các chuyên gia, để có được sự phát triển xã hội bền vững, vẫn tiếp tục phải ưu tiên giải quyết 5 vấn đề là: xoá đói giảm nghèo; hạn chế tăng dân số; định hướng đô thị hóa và di dân; nâng cao chất lượng giáo dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường. Đối với mỗi vấn đề này, phải có những giải pháp cụ thể được kiến nghị.

Để tăng cường độ bền vững của "chân kiềng" thứ ba là môi trường, nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề chống thoái hóa đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên biển, ven biển; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn; bảo tồn đa dạng sinh học... [21]

Để có sự phát triển bền vững lâu dài cần phải:

+ Cần có sự tham gia của toàn dân và đặc biệt là việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong thực hiện phát triển bền vững thông qua hoạt động xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát, các công cụ tài chính...

+ Đưa yếu tố vùng vào hệ thống quy hoạch và kế hoạch phát triển; hình thành tổ chức phối hợp, giám sát sự phát triển bền vững ở quy mô vùng và rà soát lại chiến lược, quy hoạch các vùng dưới góc độ phát triển bền vững.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững.

Quan điểm chính trong sử dụng đất đó là sử dụng đất phải gắn với các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường và đó là vấn đề hiện đang được nhiều nước và người sử dụng đất quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, mối quan hệ giữa người và đất cũng chịu sự chi phối của các mục đích sử dụng đất nêu trên.

* Sử dụng đất với mục tiêu kinh tế

Sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau.

Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất của mình luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếu thấy việc đó không có lợi họ có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quả hơn hoặc họ có thể bán phần đất của họ cho người khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nước) luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực; có đất để mở mang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường và các khu vui chơi giải trí...

Sử dụng đất được xem là hợp lý không có nghĩa là thoả mãn được nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể. Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ưu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng [10].

* Sử dụng đất với mục tiêu xã hội

Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu (xã hội, kinh tếvà môi trường).

Công bằng xã hội là rất cần thiết cho mọi người. Trong sử dụng đất Chính phủ thường có những dự án ưu đãi cho nhóm người nghèo trong xã hội.

Việc làm giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm dân số cũng là một mục tiêu xã hội của Chính phủ (mâu thuẫn giữa dân bản địa, dân di cư...).

Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử dụng đất. Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu. Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể là đối tượng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau”

* Sử dụng đất với mục tiêu môi trường

Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trường.

Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hóa học. Đất nước, phong cảnh thiên nhiên... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội [21].

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo

ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tổng sản lượng lương thực sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới, tuy nhiên sản lượng sản xuất ra có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%.

Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón. Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường. Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới, cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất.

Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu Phi 44%; châu Mỹ Latin và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% Zaire và 30% ở 12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng châu Phi bán sa mạc và vùng châu Mỹ Latin.

Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại “ẩm”, thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sự định cư của con người, hay còn gọi là “vùng thích nghi kém cho cây trồng”. Do đó, khả năng để mở rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giới hạn. Kết quả là tất cả những cố gắng để gia tăng sản lượng theo nhu cầu lương thực và các cái khác thì thường dựa chủ yếu vào sự thâm canh hóa cho sản xuất với những giống cây trồng có năng suất cao trong các vùng có tiềm năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, địa hình thích hợp, điều kiện mưa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp nước cho tưới tiêu, và dễ dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ [45] .

FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp có thể mở rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch có tăng lên

đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mở rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha.

Tại một số nước nhiệt đới, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa. Điều kiện khí hậu, đất đai đặc biệt, với hoàn cảnh kinh tế xã hội đã tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn và bị khoáng hóa mạnh. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực. Hiện nay, tại các vùng nhiệt đới, việc sử dụng đất nông nghiệp theo đã hướng vào thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái hóa đất, đất bị mất khả năng sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nông nghiệp bền vững [36].

Tại một số nước Đông Nam Á: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển hàng hóa dựa vào lợi thế của mình, để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI, như:

- Tại Thái Lan những năm 1982-1996, đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.

- Malaixia tập trung sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 26)