Xuất các lại hình sử dụng đất nông nghiệp triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1.xuất các lại hình sử dụng đất nông nghiệp triển vọng

3.4.1.1. Cơ sở đề xuất

Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược. Huyện Tư Nghĩa với đại bộ phận nhân dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai, do đó việc sử dụng đất thỏa mãn nhu cần ở hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lại là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vì:

- Tài nguyên đất là có hạn, nhưng đất có khả năng canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không nhiều.

- Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.

- Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người đã, đang và sẽ làm cho đất bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác

- Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất có chất lượng tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua một thời gian dài

3.4.1.2. Đề xuất các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Tư Nghĩa có lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp đó là có diện tích đất nông nghiệp khá lớn 15.543,74 ha, có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, có vị trí nằm cạnh

thành phố Quảng Ngãi và cách không xa thành phố Đà Nẵng đây là các thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tư Nghĩa tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn, phá vỡ lối sản xuất tự cung tự cấp nhỏ lẽ trước đây và từng bước phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

a. Đề xuất hướng sản xuất trong thời gian tới

Vấn đề an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu do đó phải duy trì và giữ vững diện tích đất chuyên trồng lúa, những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp có thể chuyển sang sử dụng để trồng các loại cây trồng khác.

Nhóm các loại cây rau tiến hành thâm canh tăng vụ, sản xuất từ 2-3 vụ trong năm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi. Cần phải liên hệ với các thương lái để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. các loại cây trồng: sắn, khoai lang, lạc, ngô cần được đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm đem lại năng suất cao hơn nữa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Sắn, ngô nên trồng xen với lạc, nhằm nâng cao chức năng cải tạo đất, hạn chế được sâu bệnh. Diện tích đất trồng khoai lang, sắn một vụ sau khi thu hoạch có thể sử dụng để trồng vừng, các loại cây họ đậu… góp phần cải tạo đất, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi…

b. Đề xuất các kiểu sử dụng đất hiệu quả

* Vùng đồng bằng

- Vùng đồng bằng có hiệu quả sử dụng đất trồng lúa cao nhất trong ba vùng sinh thái của huyện. Do đó, cần duy trì những diện tích đất trồng lúa có hiệu quả cao. Đối với những diện tích trồng lúa trên đất bạc màu hoặc đất cát nội đồng kém hiệu quả nên chuyển sang mô hình nuôi cá nước ngọt hoặc nuôi cá giống, với điều kiện có biện pháp quản lý hiệu quả.

- Duy trì và mở rộng diện tích trồng ngô, lạc vì đây là những loại cây trồng đem lại thu nhập cao cho nông hộ. nên trồng xen canh lạc và ngô để tăng hiệu quả kinh tế nhưng bên cạnh đó cần có sự đầu tư từ phân bón thích hợp.

- Duy trì và mở rộng diện tích trồng rau hiện có để cung cấp cho các thị trường lớn hơn, đồng thời khai thác được nguồn tài nguyên đất hiện có của vùng, tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí.

* Vùng gò đồi

- Duy trì những diện tích đất trồng lúa 2 vụ trên đất phù sa ven sông suối và đất biến đổi do trồng lúa (ở những chân đất thấp). Tận dụng các diện tích đất lúa 2 vụ trên

đất phù sa ở những chân đất lúa 1 vụ nên chuyển sang trồng màu như: lạc, ngô, sắn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Duy trì và mở rộng diện tích trồng sắn, ngô vì đây là kiểu cho giá trị kinh tế cao nên cần phải duy trì vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Nên trồng xen canh lạc và sắn, lạc xen ngô để tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng được phân bón của lạc sau khi thu hoạch lạc để trồng sắn và trồng ngô đồng thời cải thiện được độ phì của đất. Không nên trồng sắn trên đất dốc vì sẽ đẩy nhanh quá trình xói mòn, rửa mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.

- Diện tích đất trồng trồng khoai lang chỉ nên duy trì ở mức vừa đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi và mức thụ ở địa phương, còn lại nên chuyển sang trồng lạc, ngô nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Duy trì diện tích đất trồng rau để đáp ứng nhu cầu của địa phương.

* Vùng ven biển

- Duy trì các diện tích đất trồng lúa có hiệu quả, đối với những chân đất thấp khả năng tiêu nước kém thì nên chọn những giống ngắn ngày và có năng suất cao để tránh bị ngập úng, lúa ngã khi thời tiết không thuận lợi. Những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, địa hình thấp trũng có thể nghiên cứu để chuyển qua mô hình nuôi cá nước ngọt.

- Duy trì diện tích đất trồng khoai lang vì đây là kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao, quay vòng vốn nhanh.

- Duy trì diện tích đất trồng rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của địa phương, đồng thời tận dụng được các diện tích đất nhỏ hẹp hiện có nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất.

- Duy trì diện tích đất trồng lạc, ngô và nên xen canh lạc với ngô để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời cải thiện được độ phì cho đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)