Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 57)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

Tư Nghĩa là 1 huyện nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua là điều kiện thuận lợi cho huyện thu hút đầu tư, ứng dụng

khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung như: Khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Sa Kỳ,… và thành phố Quảng Ngãi. Với vị trí khá thuận lợi trên là điều kiện quan trọng để Tư Nghĩa phát triển kinh tế năng động và đa dạng.

- Tài nguyên nhân văn phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, nổi tiếng nhiều thắng cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ - du lịch như: Khu du lịch suối Mơ, khu du lịch suối nước nóng, điểm du lịch Thạch Nham,…

- Kinh tế của huyện luôn đạt tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Với vị trí nằm sát trung tâm hành chính của tỉnh, huyện đã tận dụng lợi thế đó để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, ... Khu công nghiệp La Hà đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trong việc đi lại và đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Cơ chế chính sách tương đối thông thoáng, có nhiều cố gắng trong việc thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho việc đầu tư và phát triển, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Nhân dân trong huyện với truyền thống cần cù chịu khó, ham học hỏi và đoàn kết là động lực, tiền đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp nhưng mức độ ứng phó của người dân chưa cao.

- Nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước; công tác tuyên truyền, thu hút, khuyến khích người dân và doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng nông thôn mới chưa hiệu quả.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số công trình trọng điểm gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, hồ sơ pháp lý đất đai.

- Để tiếp tục giữ nhịp độ phát triển như hiện nay và thực hiện việc chuyển dịch mạnh, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; tăng cường cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khả năng phòng thủ quốc gia; nâng cao một bước điều kiện sống của người dân; giải quyết tốt vấn đề về xã hội, hạ tầng, ... thì cần phải có một quỹ đất lớn để phục vụ các yêu cầu này. Vì vậy cần phải có chiến lược khai thác sử dụng đất, xem xét, tính toán một cách khoa học, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và ngày càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 57)