Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 96)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.3.2.1. Hiệu quả sử dụng đất

a. Hiệu quả sản xuất đất

Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai, được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Giá trị tổng sản lượng nông – lâm – ngư

Triệu

đồng 29.886 29.939 38.016

Diện tích đất nông nghiệp ha 528,59 784,57 701,54

Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Triệu

đồng/ha 56,54 38,16 54,19

(Nguồn: Niên giám thống kê 2016)

Theo bảng giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp, ta thấy tổng giá trị sản lượng của đơn vị diện tích nông nghiệp của các vùng nghiên cứu đều cao. Điều này chứng tỏ ngành sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống cho nông hộ.

b. Tỷ lệ sử dụng đất

Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển Toàn huyện Tổng diện tích đất tự nhiên ha 716,96 1.458,49 1.048,71 20.627,79 Diện tích đất nông nghiệp ha 528,59 784,57 701,54 15.543,74 Tỷ lệ sử dụng đất % 73,72 53,79 66,90 75,34

(Nguồn : Niên giám thống kê 2016)

Qua bảng 3.7, ta thấy tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng nghiên cứu là rất cao và cao nhất là vùng đồng bằng. Do vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì thời gian tới UBND các xã cần cố gắng để có những biện pháp cải tạo, phục hóa đất chưa sử dụng thông qua kế hoạch hằng năm đưa quỹ đất chưa sử dụng đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhằm khai thác triệt để quỹ đất hiện có phù hợp với tiềm năng của địa phương.

c. Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất hay còn gọi cách khác là số vụ/năm, dựa vào bảng 3.8 cho ta biết hệ số sử dụng đất của vùng đồng bằng là cao nhất. Hệ số sử dụng đất của vùng gò đồi và ven biển thấp, nguyên nhân là do ở vùng gò đồi và ven biển:

- Phần lớn diện tích đất có độ phì nhiêu thấp.

- Địa hình vùng dò đồi và ven biển bị hạn hán vào mùa khô. - Vùng ven biển hay bị ngập úng vào mùa mưa.

- Một số nơi, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh để phục vụ sản xuất.

Bảng 3.8. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển Toàn huyện Tổng diện tích gieo trồng ha 1.131,20 1.20,39 1.225,90 32.175,54 Diện tích đất canh tác ha 528,59 784,57 701,54 15.543,74 Hệ số sử dụng đất lần 2,14 1,53 1,64 2,07

Trong tương lai, nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn do dân số ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi cây trồng phù hợp để nâng số vụ gieo trồng trong năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn lựa những giống cây trồng có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nâng cao hệ số sử dụng đất.

3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

a. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất chuyên canh trồng lúa.

Chuyên lúa là kiểu sử dụng đất phổ biến nhất ở huyện Tư Nghĩa được phát triển hầu hết ở các vùng. Trong hoạt động kinh tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, đây là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình kế hoạch. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái.

Bảng 3.9. Mức đầu tư chi phí cho cây lúatại các vùng nghiên cứu

Đơn vịtính: 1000 đồng/ha

Hạng mục Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Giống 1.800 1.800 1.560

Phân bón 6.050 5.540 5.400

Thuốc bảo vệ thực vật 1.000 950 800

Phí thủy lợi 500 500 500

Chi phí khác 4.200 4.000 3.800

(Nguồn: Điều tra, thu thập và xử lý số liệu)

Qua bảng 3.9 có thể thấy mức độ đầu tư cho cây lúa ở ba vùng nghiên cứu có sự khác nhau. Nguyên nhân là do mức độ thâm canh cho cây lúa khác nhau ở các vùng, tùy thuộc vào điều kiện và mức độ thuận lợi của mỗi vùng. Mức độ đầu tư chi phí cho cây lúa ở tiểu vùng đồng bằng cao hơn hai tiểu vùng còn lại.

Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng lúa được thể hiện qua bảng 3.10

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất chuyên lúa

Các chỉ tiêu Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Năng suất (tạ/ha) 60,00 56,40 51,20

Giá trị sản xuất (1000 đồng/ha) 39.000 34.968 31.744

Chi phí trung gian (1000 đồng/ha) 13.550 12.790 12.060

Giá trị gia tăng (1000 đồng/ha) 25.450 22.178 19.684

Tỷ suất hoàn vốn (lần) 1,88 1,73 1,63

(Nguồn: Điều tra, thu thập và xử lý số liệu)

- Giá trị sản xuất của kiểu sử dụng đất chuyên lúa phụ thuộc vào năng suất lúa và giá bán lúa. Giá trị sản xuất đạt cao nhất ở tiểu vùng đồng bằng, tiếp đến là vùng gò đồi và thấp nhất ở vùng ven biển. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do có sự khác biệt về:

 Giá bán sản phẩm: cùng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa nhưng giá lúa ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau là do mức độ thuận lợi về địa hình, vị trí kinh tế và hệ thống giao thông không giống nhau. Giá bán lúa ở vùng gò đồi và vùng ven biển 6.200 đồng/kg. Giá bán lúa ở vùng đồng bằng cao nhất 6.500 đồng/kg.

 Về năng suất/đơn vị diện tích: năng suất lúa của các tiểu vùng sinh thái giảm dần theo thứ tự: đồng bằng, gò đồi, ven biển. Năng suất vùng đồng bằng 60 tạ/ha, năng suất vùng biển 51,20 tạ/ha.

- Chi phí trung gian: chỉ tiêu này ở tiểu vùng sinh thái rất khác nhau do đặc điểm đất đai và tập quán canh tác ở mỗi vùng khác nhau.

Ngoài ra, chi phí trung gian cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí dịch vụ, bao gồm tiền thuê làm đất và phí thủy lợi. Chi phí dịch vụ càng thấp sẽ làm giảm bớt tổng chi phí trung gian. Chi phí dịch vụ (làm đất) ở tiểu vùng đồng bằng là cao nhất. Chi phí trung gian tăng dần theo thứ tự là tiểu vùng ven biển, tiếp theo là vùng gò đồi, cao nhất là vùng đồng bằng.

- Giá trị gia tăng là phần giá trị người nông dân thu được sau khi đã trừ phần chi phí trung gian. Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy, giá trị tăng thêm của vùng đồng bằng cao hơn vùng ven biển và gò đồi lần lượt là 5.766.000 đồng/ha và 3.727.000 đồng/ha.

- Tỷ suất hoàn vốn là chỉ tiêu đánh giá rõ nhất hiệu quả kinh tế của các kiểu sự dụng đất. Tỷ suất hoàn vốn của kiểu sử dụng đất chuyên lua ở vùng đồng bằng cao nhất (1,88), tiếp đến là vùng gò đồi (1,73) và vùng ven biển (1,63).

- Như vậy, cùng một kiểu sử dụng đất nhưng hiệu quả kinh tế đạt được tại các tiểu vùng sinh thái khác nhau là khác nhau, đạt cao nhất là tiểu vùng đòng bằng, tiếp đến là tiểu vùng gò đồi, thấp nhất là tiểu vùng ven biển.

Hình 3.5. Biểu đồ hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng lúa

Như vậy, cùng một kiểu sử dụng đất nhưng hiệu quả kinh tế đạt được tại các tiểu vùng sinh thái khác nhau là khác nhau, đạt cao nhất ở tiểu vùng đồng bằng, tiếp đến là ở tiểu vùng gò đồi, thấp nhất là tiểu vùng ven biển.

b. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng lạc

Lạc là cây công nghiệp ngăn ngày, đem lại hiệu quả kinh tế khá nên cũng là một cây trồng phổ biển trên địa bàn huyện.

Bảng 3.11. Mức đầu tư chi phí cho cây lạc tại vùng nghiên cứu

Đơn vịtính: 1000 đồng/ha

Hạng mục Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

1. Giống 5.320 5.460 5.320

2. Phân bón 4.360 4.000 3.700

3. Thuốc bảo vệ thực vật 800 800 900

4. Chi phí khác 2.400 2.500 2.400

Dựa vào bảng 3.11, có thể thấy mức độ đầu tư chi phí về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các vùng là không giống nhau, nhưng nhìn chung là khá hợp lý đối với kiểu sử dụng đất này. Nguyên nhân là do chất lượng đất của các vùng là khác nhau nên mức đầu tư về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau nhằm đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao đối với kiểu sử dụng đất này.

Qua bảng 3.11, cũng thấy rằng mức đầu tư chi phí cho cây lạc ở đồng bằng cao hơn hai tiểu vùng còn lại, mức độ đầu tư chi phí cho cây lạc ở vùng ven biển là thấp nhất. Giá bán lạc giống ở mỗi vùng không giống nhau nên số vốn bỏ ra để mua giống cũng khác nhau tại mỗi vùng tạo nên sự chênh lệch về mức đầu tư cho giống. Chi phí khác để thuê máy móc làm đất cũng kháu nhau tại mỗi vùng.

Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất lạc được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất lạc

Đơn vịtính: 1000 đồng/ha

Các chỉ tiêu Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Năng suất (tạ/ha) 20,00 22,00 17,80

Giá trị sản xuất (1000 đồng/ha) 40.000,00 42.900,00 35.066,00 Chi phí trung gian (1000 đồng/ha) 12.880,00 12.760,00 12.320,00 Giá trị gia tăng (1000 đồng/ha) 27.120,00 30.140,00 22.746,00

Tỷ suất hoàn vốn (lần) 2,11 2,36 1,85

(Nguồn: Điều tra, thu thập và xử lý số liệu)

- Giá trị sản xuất:

Có thể thấy, khác với kiểu sử dụng đất chuyên lúa, giá trị sản xuất của kiểu sử dụng đất lạc tăng dần từ tiểu vùng gò đồi, đến tiểu vùng đồng bằng và cuối cùng là tiểu vùng ven biển. Nguyên nhân chủ yếu là do khác biệt về năng suất lạc giữa các tiểu vùng. Năng suất lạc ở tiểu vùng đồng bằng là 20 tạ/ha; năng suất lạc ở tiểu vùng gò đồi là 22 tạ/ha; vùng ven biển là 17,8 tạ/ha.

- Chi phí trung gian: chi phí trung gian khác nhau giữa các tiểu vùng chủ yếu do lượng đầu tư phân bón là khác nhau. Chi phí trung gian vùng ven biển thấp hơn so với hai tiểu vùng còn lại do việc giảm chi phí trong khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch.

- Giá trị gia tăng: phụ thuộc vào giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị gia tăng ở tiểu vùng gò đồi là cao nhất 30.140.000 đồng, tiếp đến là tiểu vùng đồng bằng 27.120.000 đồng, thấp nhất là vùng ven biển 22.746.000 đồng. Ở vùng gò đồi chi phí

trung gian thấp, thêm vào đó giá trị sản xuất cao nên giá trị gia tăng cao hơn hai tiểu vùng ven biển và đồng bằng. Trong khi đó, mặc dù chi phí trung gian thấp nhưng do giá trị sản xuất thấp nên giá trị gia tăng thêm của tiểu vùng ven biển cũng không thể đạt cao hơn các tiểu vùng đồng bằng và gò đồi.

- Tỷ suất hoàn vốn: tỷ suất hoàn vốn của kiểu sử dụng đất trồng lạc vùng gò đồi cao nhất (2,36), tiếp đến là tiểu vùng đồng bằng (2,11), thấp nhất là tiểu vùng ven biển (1,85).

Hình 3.6. Biểu đồ hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng lạc c. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng ngô

Ngô cũng là cây trồng truyền thống và cũng là nguồn thức ăn chính cho gia súc gia cầm, cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao nên cũng được người dân chú trọng đầu tư.

Bảng 3.13. Mức đầu tư chi phí cho ngô tại các vùng nghiên cứu

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Hạng mục Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Giống 1.400 1.440 1.400

Phân bón 5.440 5.680 5.400

Thuốc bảo vệ thực vật 1.200 1.000 800

Chi phí khác 4.000 3.400 3.600

Qua bảng 3.13 ta thấy, tùy theo kinh nghiệm và tập quán canh tác thì mức độ đầu tư về phân bón cho cây ngô ở mỗi vùng là khác nhau. Mức đầu tư về phân bón cho cây ngô ở vùng gò đồi là cao nhất, nhưng mức đầu tư chi phí cho cây ngô ở vùng đồng bằng là cao nhất do chi phí dịch vụ ở vùng này khá cao.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng ngô tại các vùng nghiên cứu Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Các chỉ tiêu Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Năng suất (tạ/ha) 59,78 55.37 52,56

Giá trị sản xuất (1000 đồng/ha) 41.846,00 37.651,60 35.740,80 Chi phí trung gian (1000 đồng/ha) 12.040,00 11.520,00 11.200,00

Giá trị gia tăng (1000 đồng/ha) 29.806,00 26.131,60 24.540,80

Tỷ suất hoàn vốn (lần) 2,47 2,27 2,19

(Nguồn: Điều tra, thu thập và xử lý số liệu)

- Giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất đạt cao nhất ở tiểu vùng đồng bằng, do cây ngô thích hợp với đất phù sa được bồi ở vùng đồng bằng nên cho năng suất cao hơn, tiếp đến là tiểu vùng gò đồi và thấp nhất là tiểu vùng ven biển.

- Chi phí trung gian:

Chi phí trung gian bởi mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nhìn vào bảng 3.16, có thể thấy chi phí trung gian của vùng đồng bằng là cao nhất, tiếp đến là vùng gò đồi và cuối cùng là vùng ven biển.

- Giá trị gia tăng:

Giá trị gia tăng phụ thuộc vào giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Nhìn vào bảng 3.14, thì giá thị gia tăng của kiểu sử dụng đất trồng ngô ở vùng đồng bằng là cao nhất, thấp nhất là vùng ven biển.

- Tỷ suất hoàn vốn:

Tỷ suất hoàn vốn của kiểu sử dụng đất trồng ngô ở vùng đồng bằng cao nhất (2,47), tiếp đến là vùng gò đồi (2,27), thấp nhất là vùng ven biển (2,19). Do vậy, hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng ngô ở vùng đồng bằng là cao nhất.

Hình 3.7. Biểu đồ hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng ngô

d. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng rau (trường hợp nghiên cứu Rau cải)

Rau là một kiểu sử dụng đất khá phổ biến ở các xã. Đặc điểm của kiểu sử dụng đất này là diện tích canh tác thường nhỏ lẻ, mức độ đầu tư cao, chủng loại cây trồng đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường lân cận. Ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh đối với kiểu sử dụng đất này là rất lớn.

Bảng 3.15. Mức đầu tư chi phí cho rau tại các vùng nghiên cứu

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Hạng mục Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Giống 2.500 2.000 2.200

Phân bón 4.000 4.500 4.500

Thuốc bảo vệ thực vật 3.000 2.800 3.000

Chi phí khác 3.000 3.200 3.000

(Nguồn: Điều tra, thu thấp và xử lý thông tin)

Qua bảng 3.15, cho thấy mức đầu tư chi phí cho rau là không cao lắm so với các loại cây trồng khác, mà kiểu sử dụng đất này lại khai thác, tận dụng được các loại đất hiện có tại các vùng nghiên cứu, làm đa dạng hóa cây trồng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng rau

Các chỉ tiêu Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

Năng suất (tạ/ha) 30.500,00 27.500,00 29.500,00

Giá trị sản xuất (1000 đồng/ha) 45.750,00 39.200,00 41.300,00 Chi phí trung gian (1000 đồng/ha) 12.500,00 12.500,00 12.700,00

Giá trị gia tăng (1000 đồng/ha) 33.250,00 26.700,00 28.600,00

Tỷ suất hoàn vốn (lần) 2,66 2,14 2,25

(Nguồn: Điều tra, thu thập và xử lý số liệu)

Qua bảng 3.16, ta thấy: - Giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất ở tiểu vùng đồng bằng cao hơn hai tiểu vùng còn lại do năng suất rau ở vùng đồng bằng cao hơn. Giá trị sản xuất do kiểu sử dụng đất trồng ra mang lại ở tiểu vùng gò đồi là thấp nhất.

- Chi phí trung gian

Chi phí trung gian bị nahr hưởng của mức dộ đầy tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí khác. Chi phí trung gian của vùng ven biển la cao nhất 12.700.000 đồng, vùng đồng bằng và vùng ven biển có chi phí trung gian bằng nhau 12.500.000 đồng.

- Giá trị gia tăng: giá trị gia tăng của vùng đồng bằng cao hơn so với hai tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 96)