Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa

3.2.1.1. Tình hình sản xuất các ngành

a. Ngành trồng trọt

Năm 2016, UBND huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp, các Trạm chuyên môn phối hợp với các địa phương chỉ đạo sát sao về lịch thời vụ, cơ cấu giống, điều tiết nước tưới hợp lý, chống hạn kịp thời, tạo điều kiện cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, công tác điều tra sâu bệnh liên tục chỉ đạo kịp thời nông dân khắc phục góp phần ổn định và tăng năng suất cây trồng. Từ đó, công tác trồng trọt trong năm 2016 có tăng cao so với cùng kỳ năm trước, an ninh lương thực được đảm bảo, kinh tế xã hội nông thôn được ổn định và có chiều hướng phát triển.

b. Ngành chăn nuôi - thú y

Theo số liệu báo cáo của các địa phương tính đến tháng 10/2016 trên địa bàn huyện:

- Tổng đàn gia súc:128.490/126.730 con, trong đó đàn lợn 96.500/95.140 con, đàn trâu 5.290/5.290 con và đàn bò 26.500/26.300 con.

- Tổng đàn gia cầm khoảng 700.000 con.

c. Ngành thuỷ sản:

* Nuôi trồng thủy sản nước lợ: - Diện tích ao tôm: 82,05 ha.

- Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2016: 74,1 ha/85 ha đạt 82,3% so với kế hoạch.

- Năng suất 2,5 tấn/ha; Sản lượng 185,25 tấn, đạt 68,6% so với kế hoạch năm 2016 (270 tấn).

Diện tích thả nuôi giảm là do thời tiết diễn biến cực đoan, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức nên người dân giảm nuôi và nuôi với mật độ thưa, một số diện tích giảm để xây dựng đê kè Hoà – Hà.

* Nuôi nước ngọt: Đã thả nuôi được 16 ha, tập trung ở các xã khu Đông và khu Tây huyện chủ yếu tại các hộ gia đình, hoặc ao đầm có điều kiện tự nhiên. Đối tượng nuôi chủ yếu: Trắm cỏ, Mè hoa, Chép, Rô phi,… tình hình cá đang phát triển tốt. Đồng thời có 07 lồng (4 hộ) với diện tích khoảng 283m3 được nuôi dọc bờ sông Trà Khúc và Hồ chứa nước Hoóc Xoài,...

d. Ngành lâm nghiệp

Công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện là 6.255,21 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ 2.058,83 ha được tiến hành thường xuyên. Đã tiến hành bàn giao rừng dự án KFW6 cho UBND các xã.

Giao cho Hạt kiểm lâm hướng dẫn các xã có rừng tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.

3.2.1.2. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Trong những năm qua, nông nghiệp Tư Nghĩa đã có những biến đổi rỗ rệt, nhất là về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra một bước ngoặt trong nông nghiệp với nhịp độ tăng trưởng khá cao. Sản lượng nông sản sản xuất ra hàng năm ngày càng nâng cao, không những đã giải quyết được nhu cầu trong tỉnh mà còn đưa Tư Nghĩa trở thành một huyện có thứ hạng cao về xuất khẩu nông sản.

Thực trạng chung về thị trường tiêu thụ nông sản của huyện Tư Nghĩa là một huyện nằm ở phía Nam thành Phố Quảng Ngãi. Huyện có địa hình đa dạng tạo nên hệ thống thực vật, sinh vật phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp như: Lúa gạo, ngô, đậu, trâu, bò, gà. Các sản phẩm nông sản tại địa phương chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn huyện. Hiện nay thị trường tiêu thụ nông sản của huyện Tư Nghĩa trong quá trình phát triển ngày càng được hoàn thiện, được chuyên môn hóa theo chức năng, tiết kiệm được thời gian cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, nó đóng vai trò kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng tại địa phương.

Ở huyện vùng cao các kênh tiêu thụ chủ yếu là các kênh tiêu thụ ngắn, khâu trung gian mỏng và thực hiện chức trách của mình không mấy hiệu quả. Do đó, tiêu thụ nông sản còn xảy ra tình trạng tắc nghẽn, không nhịp nhàng, liên tục. Mặt khác, thị trường tiêu thụ của huyện còn mang tính tự phát. Người nông dân sản xuất ra sản phẩm chủ yếu dành cho tiêu dùng trực tiếp và chỉ một phần đem ra thị trường. Tính tự phát này làm cho số lượng và chất lượng của nông sản không ổn định, thời gian và địa điểm bán cũng không cố định, gây khó khăn cho việc tiêu thụ và chế biến nông sản thường xuyên.

Tuy nhiên, sự phát triển ngành nông nghiệp cũng vấp phải một khó khăn rất lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Hiện nay, hệ thống thị trường tiêu thụ nông sản của huyện còn nhỏ bé, chưa tương xứng với khả năng sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây được mùa lại trở thành một mối lo trong sản xuất. Trước tình hình đó, việc mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn trở nên rất cần thiết.

Trong thời gian qua, công tác quản lý về thị trường tiêu thụ nông sản phục vụ nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều lỏng lẻo. Trong khi đó người buôn bán chưa có ý thức chấp hành những quy định chung.

3.2.1.3. Tình hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

- UBND huyện đã giao cho Trạm BVTV phối hợp cùng Phòng NN&PTNT, trạm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn lịch thời vụ, qui trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên các giống lúa triển vọng như SV181, Bắc Thịnh, DH 500... tại 8 xã, có 480 nông dân tham gia.

- Tập huấn qui trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây ớt tại xã Nghĩa Thương, có 60 nông dân tham gia.

- Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV tổ chức 1 lớp tập huấn trên địa bàn huyện về một số đối tượng sâu bệnh hại chính trong vụ Hè thu, có 60 nông dân tham gia. Sau khi tập huấn nông dân đã áp dụng việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng.

- UBND huyện giao cho Trạm Trồng trọt và BVTV phối hợp với các công ty thuốc BVTV tổ chức 27 cuộc hội thảo phổ biến kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên các loại cây trồng để nông dân ứng dụng vào sản xuất, có 1310 nông dân tham gia. Phối hợp cùng công ty Nicotex tổ chức 2 điểm trình diễn phun thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm Nixcher 100ME trên cây lúa tại xã Nghĩa Điền và TT La Hà; có 2 nông dân tham gia với diện tích thực hiện 0,2 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)