Hiện trạng sử dụng đất tại các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3.Hiện trạng sử dụng đất tại các xã nghiên cứu

Theo số lượng thống kê năm 2016, hiện trạng sử dụng đất nng nghiệp tại các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Điền và Nghĩa Hiệp.

3.2.3.1. Xã Nghĩa Lâm (đại diện cho tiểu vùng sinh thái gò đồi)

- Đất nông nghiệp: 784,6 ha chiếm 53,79% - Đất phi nông nghiệp: 489,9 ha chiếm 33,59% - Đất chưa sử dụng: 184,0 ha chiếm 12,62%

Trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tiếp đến là diện tích phi nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Diện tích hiện trạng đất chưa sử dụng trên địa bàn xã phần lớn là đất bãi bồi chưa sử dụng, phân bố chủ yếu các khu vực ven sông. Cần có biện pháp cải tạo đất, đưa đất chưa sử dụng cho các mục đích, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

3.2.3.2. Xã Nghĩa Điền (đại diện cho tiểu vùng sinh thái đồng bằng)

- Đất nông nghiệp: 528,6 ha chiếm 73,72% - Đất phi nông nghiệp: 168,0 ha chiếm 23,43% - Đất chưa sử dụng: 20,4 ha chiếm 2,85%

Trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tiếp đến là diện tích phi nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với loại đất chưa sử dụng cần khai thác để trồng cây hàng năm, phát triển kinh tế trang trại và một số chuyển cho đất phi nông nghiệp.

3.2.3.3. Xã Nghĩa Hiệp (đại diện cho tiểu vùng sinh thái ven biển)

- Đất nông nghiệp: 701,5 ha chiếm 66,90% - Đất phi nông nghiệp: 334,3 ha chiếm 31,88% - Đất chưa sử dụng: 12,9 ha chiếm 1,22%

Trong cơ cấu sử dụng đất của xã thì diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp và diện tích đất phi nông nghiệp không đồng đều.

3.2.3.4. So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa các tiểu vùng sinh thái

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của vùng nghiên cứu

Có thể nhìn thấy sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất giữa các tiểu vùng sinh thái rất rõ rệt qua biểu đồ 3.3: vùng gò đồi và vùng ven biển có diện tích tự nhiên cao hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng, tuy nhiên từ biểu đồ trên có thể thấy diện tích đất nông nghiệp so với diện tích tự nhiên của tiểu vùng đồng bằng chiếm tỷ trọng cao nhất (73,72%), tiếp đến là tiểu vùng ven biển (66,90%) và cuối cùng là tiểu vùng gò đồi (53,79%). Nhìn chung, tỷ trọng đất nông nghiệp của tiểu vùng đồng bằng tương đối cao, có thể thấy nông nghiệp là thế mạnh của vùng, do đó cần nâng cao chất lượng và số lượng của các sản phẩm nông nghiệp, đây là nhân tố thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng.

Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do: vùng đồng bằng đất đai hầu hết thuộc nhóm đất phù sa, được hình thành trên sản phẩm bồi tích, có nguồn gốc sông biển rất màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Vùng gò đồi đất đồi núi chiếm tỷ lệ cao rất khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp cũng như các loại hình sử dụng đất khác nên tỉ lệ đất nông nghiệp không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả cao tại huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 66)