ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 33)

L Ờ IC ẢM ƠN

2. Mụctiêu nghiên cứu

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới theo đồ án Quy hoạch nông thôn mới của các xã tại huyện Hải Lăng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi số liệu: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2011 đến năm 2018.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nông

thôn mới tại huyện Hải Lăng.

- Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới

tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

- Đề xuất sử dụng đất đến năm 2020 gắn với quy hoạch nông thôn mới tại

huyện Hải Lăng.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, việc xây dựng và thực hiện quy

hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng nông thôn mới và hiện trạng sử dụng đất của

vùng nghiên cứu qua các báo cáo hàng năm và các kết quả nghiên cứu có liên quan sẽ được thu thập.

Sẽ thu thập các văn bản liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông

thôn mới, tài liệu, số liệu liên quan đến đề án xây dựng xã nông thôn mới tại các xã thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để điều tra, thu thập nguồn số liệu sơ cấp, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát

thực địa, phỏng vấn cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.

2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu thống kê , nhằmđối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến thực

trạng, biến động sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và

đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đất đai

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có toạ độ địa lý từ

16033'40'' đến 16048'00'' vĩ độ Bắc và từ 107004'01'' đến 108023'30'' kinh độ Đông.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Hải Lăng)

Vị trí địa lý của huyện Hải Lăng được xã định như sau:

 Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị.

 Phía Nam giáp huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Phía Đông giáp Biển Đông.

 Phía Tây giáp huyện Đakrông.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.479,67 ha, dân số 87.824 người, mật độ dân số 206 người/km2.

Huyện Hải Lăng nằm trên vị trí có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, có bờ biển

dài hàng chục km với bãi tắm Mỹ Thủy,... đã tạo cho Hải Lăng điều kiện thuận lợi trong

việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa không chỉ với các huyện khác trong

vùng mà cả trong giao lưu kinh tế với cả khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình của huyện trải dài từ Tây sang Đông, được chia thành 3 tiểu vùng là:

vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng, vùng cồn cát ven biển.

- Vùng đồi núi thấp

Đây là vùng gò đồi nằm ở phía tây của huyện bao gồm một phần các xã Hải

Phú; Hải Thượng; Hải Lâm; Hải Trường; Hải Sơn; Hải Chánh, có độ cao 40 - 50m so với mực nước biển, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

- Vùng đồng bằng

Đây là vùng nằm giữa vùng gò đồi và vùng cồn cát, bãi cát, gồm các xã Hải

Thọ; Hải Quế; Hải Tân; Hải Vĩnh; Hải Hòa; Hải Thành; Thị trấn Hải Lăng; phần còn lại của các xã vùng gò đồi; một phần các xã vùng cát như Hải Ba; Hải Thiện; Hải Dương,... có một số khu vực thuộc các xã Hải Hòa, Hải Thành có độ cao thấp hơn mặt nước biển nên vào mùa mưa lũ hay bị ngập lụt, đất đai thích hợp cho trồng lúa nước.

- Vùng cồn cát ven biển

Đây là vùng có độ cao bình quân 6 – 7 m so với mực nước biển gồm các xã Hải

An; Hải Khê, thích hợp cho việc nuôi tôm theo quy mô công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa

Đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng.

- Nhiệt độ

Chế độ nhiệt của Hải Lăng bị ảnh hưởng bởi địa hình thấp nhưng vẫn năm trong

miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt của vùng còn có sự phân hóa theo thời gian trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang

lạnh và ngược lại có hoạt động của gió mùa từ Bắc bán cầu gây ra mưa và mưa phùn.

Sự giảm thấp nhiệt độ trong mùa lạnh do ảnh hưởng thâm nhập của gió mùa Đông Bắc

gây nên những đợt lạnh. Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ cao tuyệt đối của vùng có thể lên đến 41,70C.

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm vào khoảng 25,10C; nhiệt độ thấp nhất

9,40C ; nhiệt độ cao nhất là 41,70C. - Chế độ mưa

Hàng năm Hải Lăng nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng 2.500-2.700 mm. Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm,

trung bình mỗi tháng có 17-18 ngày mưa. Mưa lớn gây ngập úng các vùng đất thấp, hạn

chế, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Thời kỳ ít mưa trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp gây khô hạn

trên diện rộng hạn chế khả năng gieo trồng, năng suất cây trồng.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình từ 78 - 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40%

(từ tháng 4 đến tháng 8).

- Chế độ gió

Hải Lăng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam khô nắng đã làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ

khô hạn, làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, gây cạn kiệt nguồn nước mặt,

hạ thấp mặt nước ngầm và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi

và cuộc sống của con người.

- Bão và lũ lụt

Bão lụt thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11, khi có bão mưa càng lớn gây

ngập lụt kéo dài trên diện rộng làm thiệt hại lớn đến mùa màng, ảnh hưởng xấu đến

sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

3.1.1.4. Thủy văn

Hải Lăng có 04 sông chính sau:

- Hệ thống sông Ô Lâu - Ô Giang nằm ở phía Nam của huyện chảy qua các xã Hải

Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa và đổ ra phá Tam Giang, có dòng chính dài khoảng 65

km, lưu lượng dòng chảy trung bình 44 m3/s, diện tích lưu vực 855 km2.

- Sông Nhùng chảy từ Hải Lâm qua Hải Phú, Hải Thượng, Hải Quy đổ ra sông

Thạch Hãn.

- Sông Bến Đá chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải Trường chảy vào sông Ô Giang.

- Sông Vĩnh Định bắt nguồn từ sông Thạch Hãn chảy qua trung tâm vùng đồng

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là

42.479,67 ha. Trong đó, đất chưa sử dụng còn 1.582.3 ha chiếm 3,72% tổng diện tích đất tự nhiên.

+Nhóm cồn cát ven biển

 Cồn cát trắng:Có diện tích 6.614 ha, đã và đang được trồng rừng phòng hộ,

nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

 Đất bãi cát ven sông, biển: Có diện tích 27 ha, loại đất này có khả năng khai thác để nuôi trồng thủy sản.

+ Nhóm cát ven biển:Có diện tích 4.840 ha, có khả năng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp.

+Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi, suối:

 Đất phù sa được bồi:Có diện tích 2.623 ha có khả năng khai thác để trồng

màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

 Đất phù sa ngòi, suối:Có diện tích khoảng 20 ha, có thể trồng lúa.

+ Nhóm phù sa không được bồi:Có diện tích 1.193 ha, thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Có diện tích 723 ha, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì nhiêu trung bình có thể

trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất phù sa glây, thung lũng dốc tụ, đất lầy: Có diện tích 8.495 ha, nhóm đất này đang sử dụng để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

+ Nhóm đất than bùn:Có diện tích 23 ha, phân bố tại các xã có địa hình thấp dễ

bị ngập úng.

+ Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ:Có diện tích 1.052 ha, phân bố ở những nơi có độ dốc từ 0 - 80, không được tưới nước.

+ Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: Thích hợp

cho trồng rừng, cây công nghiệp, có diện tích 16.049 ha.

+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma a xít và vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 3.026 ha,

có tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu kém.

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 780 ha, khó canh tác chủ yếu để

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông suối khá nhiều và phân bố tương đối đều, có 04 sông chính là: Sông Ô Giang - Ô Lâu, sông Bến Đá,

Sông Vĩnh Định, sông Nhùng. + Nguồn nước ngầm:

Tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526,730 m3, vùng đồng bằng và gò đồi

chất lượng nước khá tốt, vùng ven biển có một số nơi bị nhiễm mặn.

- Tài nguyên rừng

Do có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật ở Hải Lăng trước chiến

tranh rất phong phú đa dạng, số loài rất lớn. Sau chiến tranh, rừng bị tàn phá dẫn đến

không còn rừng nguyên sinh trên địa bàn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Lĩnh vực nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh, giá cả sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định... nhưng với sự tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nên cơ bản vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả.

+ Trồng trọt: Tổng diện tích trồng cây hàng năm 11340 ha. Trong đó, cây lương

thực 9.365,3 ha; cây chất bột có củ 1.214,6 ha; cây màu thực phẩm 487,8 ha; cây công

nghiệp ngắn ngày 272,3 ha.

+ Chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó chú trọng phát triển đàn bò và đàn lợn gắn với các chính

sách hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh và huyện. Chỉ đạo, vận động nhân dân xây dựng

chuồng trại chăn nuôi có quy mô lớn ở xa khu dân cư. Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được quan tâm chỉ đạo.

- Lĩnh vực lâm nghiệp

Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm. Chỉ đạo các xã xây dựng và quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ phát triển rừng; vận động, hướng dẫn

các chủ rừng đầu tư phát triển rừng trồng theo hướng thâm canh, trồng theo chứng chỉ

FSC. Duy trì độ che phủ rừng 47%. Diện tích rừng phòng hộ là 7.185,8 ha; rừng sản

- Lĩnh vực thủy sản

Tiếp tục chỉ đạo nuôi cá thâm canh, bán thâm canh để tăng năng suất, sản lượng; đến nay, có 565,7 ha nuôi cá và thả nuôi 153 lồng cá, sản lượng 517 tấn.

Sau sự cố môi trường biển, hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản cơ bản được

phục hồi trở lại, bà con ngư dân đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới ghe thuyền và

ngư lưới cụ để khai thác. Đến nay, tổng số ghe thuyền 587 chiếc, tổng công suất 8.191

CV. Sản lượngkhai thác 2.149,3 tấn. Diện tích nuôi tôm 70 ha (có 25 ha của Công ty CP), sản lượng thu hoạch ước đạt 727,7 tấn.

- Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển ổn định, tiếp tục triển khai thực hiện

cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quảng bá, giới thiệu

các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp và ẩm thực đặc trưng của huyện. Duy trì hoạt động các điểm du lịch La Vang, khu du lịch sinh

thái Trà Lộc, bãi tắm Mỹ Thuỷ. Tiếp tục đầu tư xây dựng các chợ, điểm thương mại

dịch vụ theo quy hoạch nông thôn mới.

Hiện nay, toàn huyện có 3 cụm công nghiệp, trong đó 2 cụm công nghiệp đã đi

vào hoạt động, thu hút 10 doanh nghiệp vào đầu tư.

Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phát triển đa dạng, có 1.805 cơ sở sản xuất,

giải quyết việc làm cho 4.255 lao động. Có 6 làng nghề truyền thống, 1 làng nghề, 2

nghề truyền thống được UBND tỉnh công nghận. Nhiều sản phẩm đã được đăng ký

nhãn hiệu sản phẩm. Huyện đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ

công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020; đồng thời,

tổ chức phổ biến đến tận cơ sở để triển khai thực hiện.

3.1.2.2. Văn hóa, xã hội

- Giáo dục và Đào tạo

Chương trình hành động về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được Huyện Uỷ quan tâm và tiếp tục

thực hiện. Huy động nhà trẻ đạt 37,4%, mẫu giáo đạt 95,5%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%. Huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,2%. Duy trì PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, PCGD

tiểu học, PCGD THCS với 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn; trong đó, phổ cập giáo dục tiểu

học mức độ 2 là 01 xã, mức độ 3 là 19 xã; phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 01 xã, mức độ 2 là 11 xã, mức độ 3 là 8 xã, thị trấn. Có 10/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD

Đến nay, hầu hết các trường đều được đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đã có 44/63 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 69,8%. Việc tổ chức

giảng dạy chuyên đề chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cụm; tổ chức, tham gia

các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia cũng như các hội thi dành cho giáo viên cũng đang được phát huy. Chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng lên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)