L Ờ IC ẢM ƠN
2. Mụctiêu nghiên cứu
3.1.3. Nhận xét chung
3.1.3.1. Thuận lợi, lợi thế
Hải Lăng nằm ở vị trí thuận lợi: có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn, có hệ thống giao thông nội huyện tương đối hoàn chỉnh, có bờ biển dài 14km; có cảng Mỹ Thủy là điểm phía cực Đông ngắn nhất thông ra Thái Bình Dương của
hành lang kinh tế Đông-Tây. Với những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Hải Lăng có quỹ đất ở mức trung bình so với các huyện, thị xã trong Tỉnh, có
tiềm năng khai thác sử dụng đất để phát triển sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội, cân bằng sinh thái. Vùng đồng bằng của huyện khá rộng chủ yếu đã và
đang được canh tác luá nước. Vùng gò đồi có tiềm năng phát triển trồng rừng, cây ăn
quả và phát triển trang trại. Vùng cát ven biển có chiều rộng từ 4-5 km được cải tạo
từng bước đưa vào sử dụng, có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên cát theo
phương pháp thâm canh công nghiệp và phát triển thành khu kinh tế biển tổng hợp.
3.1.3.2. Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi kể trên huyện Hải Lăng cũng có những hạn chế và thách thức không nhỏ
- Lượng nhiệt lớn, tập trung một số tháng mùa hè, kèm theo gió Tây Nam do
đó đã tạo nên sự khô hạn. Lượng mưa cũng nhiều (kể cả tại lưu vực và thượng nguồn
các dòng sông) nhưng cũng chỉ tập trung vào một số tháng nên thường gây ngập úng
và lũ lụt đặc biệt là khu vực vùng trũng của huyện. Những hạn chế này đã ảnh hưởng
bất lợi không nhỏ đối với sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như gây khó khăn
cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
- Quỹ đất sử dụng chưa hợp lý, thiếu tiết kiệm, bảo vệ chưa tốt cho nên nhiều nơi
bị xói mòn, rửa trôi, đất đai bị thoái hóa, hạn chế hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn lực tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, trữ lượng thấp, hạn chế phát
triển công nghiệp khai khoáng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện.