Đặc điểm, điều kiện kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 41 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Đặc điểm, điều kiện kinh tế và xã hội

3.1.2.1. Tăngtrưởng kinh tế và chuyn dch cu kinh tế

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,1 triệu đồng/người/năm, tăng 4,05 triệu đồng so với năm 2014.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp nhưng với tốc độ chậm.

Cơ cấu kinh tế huyện năm 2015 như sau:

- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27,44 %; - Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,91 %; - Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 36,65 %.

3.1.2.2. Thc trng phát trin ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Ngành sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt: Năm 2016, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, cùng với tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện. Tổng diện tích lúa 15.349,2 ha, đạt 104% kế hoạch, năng suất 50,9 tạ/ha, sản

lượng 78.127,4 tấn, đạt 104,2% kế hoạch, trong đó lúa hàng hóa chất lượng cao 10.600 ha (chiếm 69,1% tổng diện tích), năng suất 52,5 tạ/ha (cao hơn bình quân chung 1,6 tạ/ha). Rau quả thực phẩm các loại 2.034,9 ha; tiếp tục thực hiện có hiệu quả 34 vùng sản xuất rau, củ, quả theo hướng Vietgrap với diện tích 92,4 ha, mở rộng mới 4 vùng sản xuất với diện tích 11 ha, đặc biệt đã liên doanh liên kết với một số doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Diện tích lạc 1.443 ha, năng suất 24,16 tạ/ha, sản lượng 3.486,74 tấn.

+ Chăn nuôi: Có bước phát triển khá, giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ xấp xỉ 51,7% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn trâu bò 28.146 con, tổng đàn lợn gần 78.359 con, tổng đàn gia cầm 903.560 con. Công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và hoạt động kiểm soát giết mổ được tăng cường, hoàn thành 6/6 lò giết mổ tập trung tại: Việt Xuyên, Thạch Tân, Thạch Hương, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thị trấn Thạch Hà.

- Ngành lâm nghiệp

Công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và phòng chống cháy rừng được quan tâm đúng mức, trồng mới, trồng lại sau khai thác 558,8 ha, trồng 235.000 cây phân tán. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình các đối tượng có hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng; tiến hành truy quét, xử lý các đối tượng khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản.

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản

Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế thủy sản, triển khai thí điểm mô hình nuôi cá mú cho năng suất hiệu quả cao. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 956 ha, đạt 101%, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh 139 ha; tổng sản lượng thủy sản 6.030 tấn, bằng 100,5% kế hoạch, thể tích nuôi cá lồng bè 20.916m3, đóng mới 7 tàu có công suất 90CV trở lên (nâng tổng số lên 18 chiếc).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại – dịch vụ

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất đạt 1.405 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch. Hạ tầng cụm công nghiệp Phù Việt tiếp tục được đầu tư hệ thống giao thông và hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thành công tác bàn giao lưới điện nông thôn sang ngành điện quản lý và tổ chức di dời 916 cột điện vi phạm hành lang giao thông, quy hoạch nông thôn mới. Thương mại nông thôn phát triển mạnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về trao đổi hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội ước đạt 405 tỷ đồng, bằng 116%. Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý 14 chợ nông thôn và đề xuất đầu tư chợ Thị trấn Thạch Hà theo hình thức BOO.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ 25 công trình, dự án xây dựng cơ bản do huyện làm chủ đầu tư và các công trình do cấp xã làm chủ đầu tư; lập hồ sơ, trình phê

duyệt chủ trương 16 dự án giai đoạn 2016 - 2020. Chủ động xúc tiến, kêu gọi Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ Dự án “Cải tạo và nâng cấp Hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” với tổng mức đầu tư 13,9 triệu Euro. Triển khai mạnh mẽ phong trào làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, kết quả toàn huyện làm mới 115km giao thông nông thôn, đạt 109,5% kế hoạch; 33,81km kênh mương bê tông, đạt 124,74% kế hoạch.

3.1.2.3. Dân s, lao động và vic làm

- Dân số huyện Thạch Hà năm 2015 là 134.368 người. Tỷ lệ suất tăng dân số tự nhiên 12,2 %.

Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chuyển biến tích cực; áp dụng các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị. Khám bệnh 191.177 lượt bệnh nhân; điều trị nội trú 10.147 bệnh nhân, công suất gường bệnh đạt 144%. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế cơ sở (Thạch Thắng, Thạch Văn, Thạch Ngọc, Thạch Thanh, Thạch Kênh, Thạch Hải); dự kiến thêm 6 xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2011 - 2020. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai đạt hiệu quả đảm bảo các mục tiêu và một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,95%, tỷ lệ sinh trên hai con 18,4%, giảm 1,5% so cùng kỳ 2014. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Mở 26 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 1.076 học viên, bằng 90,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 52,09% (33.131 người/63.609 người); tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 93,27%. Tổ chức nhiều hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng đào tạo nghề; kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

Triển khai kịp thời, đồng bộ các chế độ, chính sách về giảm nghèo;giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,2% xuống còn 5,84%; hộ cận nghèo từ 11,36% xuống còn 9,11%.

3.1.2.4. Thc trng phát trin s h tng

a. Giao thông

Tổng chiều dài đường bộ hiện có trên địa bàn huyện Thạch Hà là 271,19 km và 1.097,4 km đường trục chính xã và thôn xóm; trong đó: Đường Quốc lộ 1A dài 23,31 km; tỉnh lộ có 5 tuyến, dài 56,13 km; đường huyện có 3 tuyến, dài 35,27 km; đường liên xã gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 122,27 km; đường trục xã có 9 tuyến với chiều dài 26,25 km; đường du lịch Thạch Hải - Đền Lê Khôi có chiều dài 8,02 km.

Quốc lộ: Thạch Hà có QL1A qua thị trấn và QL1A đoạn tránh TP. Hà Tĩnh, đây là đường trục quan trọng nhất nối liền huyện với TP. Hà Tĩnh và các huyện khác trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh lộ và huyện lộ: Trong những năm qua toàn huyện đã mở rộng, nâng cấp được 416 km đường nhựa, đường bê tông, đến nay đã có 31/31 xã, thị trấn có đường nhựa, đường bê tông đi qua.

Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã có bề mặt rộng từ 2 - 5 m, nhiều tuyến mặt láng nhựa nhưng tình trạng kỹ thuật xấu.

Đường trục chính xã: Có bề mặt rộng khoảng 3 m trở lên, trong đó nhiều tuyến tình trạng kỹ thuật từ trung bình đến xấu.

b. Thủy lợi

Nhìn chung hệ thống thủy lợi đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là từ hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên và trên 10 đập lớn, nhỏ (đập Cầu Trắng, đập Xá, đập Vịnh, đập Khe Chiện, hệ thống sông Già...) tưới ổn định trên 7.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có trên 140 km kênh mương kiên cố và hơn 68 trạm bơm điện, bơm dầu phục vụ sản xuất vào mùa khô hạn.

c. Năng lượng

Hệ thống điện trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh, toàn huyện có 170 km đường dây trung thế (cấp điện áp 35KV và 22KV), có 600 km đường dây hạ thế và 124 trạm biến áp với tổng công suất 22.200 KVA. Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%.

Ngoài các xã được đầu tư từ dự án, ngành điện đầu tư xây dựng dự án xóa bán tổng tại Thị trấn Thạch Hà, xã Phù Việt và xã Thạch Hải.

d. Bưu chính viễn thông

Cơ sở vật chất hiện có 01 Trung tâm bưu điện ở thị trấn Thạch Hà, các xã thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

e. Văn hóa, giáo dục, y tế

- Đến nay toàn huyện có 86 di tích lịch sử văn hóa; trong đó có 45 di tích được xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 5 di tích xếp hạng Quốc gia. Số còn lại đang được nhân dân các địa phương tiếp tục trùng tu, tôn tạo, tìm kiếm các di vật, cổ vật, báu vật, sắc phong để đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

- Cơ sở vật chất khám chữa bệnh được đảm bảo, trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện huyện; 01 phòng khám khu vực; 01 trung tâm y tế dự phòng và 31 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có 25 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, chiếm 81%, chỉ còn 6 xã chưa đạt).

- Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư; chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn đều được nâng lên.

+ Giáo dục mầm non có 31 trường mẫu giáo trong đó có 18/31 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Giáo dục tiểu học có 31 trường (trong đó có 27 trường chuẩn quốc gia) với 401 lớp học; 613 giáo viên và 10.252 học sinh.

+ Trung học cơ sở có 15 trường (trong đó có 10 trường chuẩn quốc gia) với 273 lớp; 668 giáo viên và 9.428 học sinh.

+ Giáo dục trung học phổ thông có 03 trường với 401 giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 41 - 45)