Mức độ công khai thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 78)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Mức độ công khai thủ tục hành chính

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai thì việc công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở nâng cao kết quả thực hiện cấp GCNQSDĐ. Trước hết là niêm yết công khai tại các phòng tiếp nhận hồ sơ những văn bản pháp luật, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký...). Tại Trung tâm giao dịch một cửa của huyện Thạch Hà đã niêm yết các bản hướng dẫn lập hồ sơ cho người đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp.

Theo bảng 3.5 kết quả điều tra 98 người dân đã thực hiện giao dịch cấp GCNQSDĐ thành công về thủ tục hành chính xác định được nguồn cung cấp thông tin liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện chủ yếu là qua chính quyền địa phương, ý kiến về mức độ công khai thủ tục hành chính chưa rõ ràng chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có 16 phiếu, chiếm 16,33%), ý kiến về mức độ cung cấp thông tin làm thủ tục cấp giấy chậm chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có 11 phiếu, chiếm 11,22%). Điều này cho thấy việc đưa thủ tục cấp giấy chứng nhận vào quy trình một cửa liên thông đã thực hiện tốt việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm giúp người dân hiểu được quy định, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai hòa cùng công tác cải cách thủ tục hành chính của cả nước nói chung và của huyện Thạch Hà nói riêng.

Bng 3.5. Mức độ công khai thủ tục hành chính

STT Nội dung

Tổng số

Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Nguồn cung cấp thông tin

1.1 Qua hỏi người thân, bạn bè 18 18,37

1.2 Qua chính quyền địa phương 59 60,20

1.3 Qua phương tiện thông tin đại chúng 21 21,43

Tổng cộng 98 100 2 Mức độ công khai 2.1 Chưa rõ ràng 16 16,33 2.2 Bình thường 61 62,24 2.3 Rõ ràng 21 21,43 Tổng cộng 98 100 3 Thông tin 3.1 Rất kịp thời 13 13,27 3.2 Kịp thời 34 34,69 3.3 Bình thường 40 40,82 3.4 Chậm 11 11.22 Tổng cộng 98 100 3.4.2. Thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai nói chung và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng theo quy trình đã được Luật Đất đai 2013 quy định tạo thuận lợi cho người sử dụng đất (Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa

của UBND huyện Thạch Hà) và hiện tại các hoạt động về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện đã được thực hiện theo đúng quy định. Người sử dụng đất đến giao dịch nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện.

Số liệu Bảng 3.6 cho thấy, trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận còn hơi rườm rà và nhiều thủ tục chậm (có 21 phiếu, chiếm tỷ lệ 21,43%). Nguyên nhân là chủ yếu là do một phần công việc quá tải, thiếu nhân lực, thời gian luân chuyển hồ sơ, ngoài ra còn do sai sót hồ sơ phải đi làm lại nhiều lần, sự phối hợp của chính quyền địa phương vẫn đang còn hạn chế.

Bng 3.6. Đánh giá của người dân về thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Nhanh 32 32,65 2 Bình thường 45 45,92 3 Chậm 21 21,43 Cộng 98 100 3.4.3 Thái độ và năng lực của cán bộ

Vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ là yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu kiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là thái độ và năng lực của bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộ được người dân hết sức quan tâm và giúp người dân yên tâm trong việc xin cấp giấy chứng nhận. Dựa vào kết quả điều tra về đánh giá thái độ và năng lực của cán bộ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ta có bảng 3.7 sau:

Bng 3.7. Đánh giá thái độ và năng lực của cán bộ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thái độ, ứng xử 1.1 Tận tình, chu đáo 65 66,33 1.2 Bình thường 25 25,51

1.3 Không tận tình, chu đáo 8 8,16

Tổng cộng 98 100 2 Kiến thức và kỹnăng giải quyết

2.1 Cao 35 35,71

2.2 Trung bình 47 47,96

2.3 Thấp 16 16,33

Tổng cộng 98 100

Theo bảng 3.7 thì trên địa bàn huyện Thạch Hà, người dân luôn đánh giá cao về thái độ và năng lực của cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận. Theo điều tra, số ý kiến về thái độ, ứng xử của cán bộ thực hiện cấp giấy chứng nhận khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch tận tình và chu đáo chiếm tỷ lệ cao với 65 phiếu, (chiếm 66,33%), số ý kiến phàn nàn về kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ đang còn thấp trong công tác cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 8,16%).

3.4.4. Các khoản lệ phí phải đóng

Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác nhau hoặc cùng thủ tục nhưng vị trí và diện tích khác nhau thì có mức thu khác nhau. Trong khi giao dịch thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, mức tiền nộp thuế thường cao hơn so với thu nhập của người dân. Trong nhiều trường hợp Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thông báo đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận yêu cầu các hộ dân thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi nhận giấy chứng nhận nhưng nhiều hộ gia đình không đủ điều kiện tài chính để nộp vào ngân sách nhà nước đặc biệt là đối với những hộ nghèo, gia đình khó khăn, bên cạnh đó một số trường hợp phải nộp với số tiền không nhỏ nên nhiều người dân không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin cấp Giấy chứng nhận.

Theo quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường áp dụng tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thì mức lệ phí thu là 65.000đ/lần đăng ký giao dịch đảm bảo [20]. Tuy nhiên, khi trả lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 25,51% ý kiến cho rằng mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh như hiện nay cao. Pháp luật cho phép người đi vay ngân hàng thỏa thuận trách nhiệm đăng ký với các tổ chức tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm yêu cầu đăng ký với các tổ chức tín dụng được coi là nghĩa vụ của bên thế chấp bảo lãnh. Để làm thủ tục họ phải đến UBND xã, phường hoặc các văn phòng công chứng xác nhận và chứng thực hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng tại đây văn phòng công chứng đã thu một khoản phí là 0,1% giá trị giao dịch hợp đồng, mặc dù hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ngân hàng sau đó đến VPĐK huyện để đăng ký giao dịch bảo đảm. Những người đến đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp quyền sử dụng đất đa số là những người nông dân thiếu vốn để sản xuất, có diện tích đất sử dụng ít, vay được khoản tiền không lớn. Từ đó nhiều hộ gia đình, cá nhân phản ánh đóng khoản lệ phí này là một con số không nhỏ so với thu nhập của họ và việc phải đi lại nhiều nơi để làm thủ tục vay vốn gây khó khăn cho những người có nhu cầu và thu phí như vậy quá cao làm cho kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp...

Mức phí và lệ phí xin cấp giấy chứng nhận cao đã dẫn tới hiện tượng một số trường hợp người sử dụng đất đến đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi hoàn thành thủ tục do không có đủ tiền nộp nghĩa vụ nhà nước nên không đến lấy giấy chứng nhận gây nên hiện tượng tồn giấy chứng nhận trong tủ lưu hồ sơ.

Bng 3.8. Đánh giá các khoản phí phải đóng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cao 25 25,51 2 Bình thường 48 48,98 3 Thấp 25 25,51 Tổng cộng 98 100,00

Qua số liệu điều tra tại Bảng 3.8 cho thấy, ý kiến về đánh giá các khoản phí phải đóng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, có 25 phiếu (chiếm 25,51%) cho rằng ý kiến lệ phí quá cao; có 48 ý kiến (chiếm 48,98%) cho rằng lệ phí bình thường, ở mức chấp nhận được; có 25 ý kiến (chiếm 25,51%) đánh giá lệ phí thấp. Điều này cho thấy việc bất cập giữa các ý kiến chủ yếu là vì điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

3.4.5. Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục hành chính về đất đai là cơ sở, điều kiện và phương tiện cần thiết để các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống các quy phạm quy định về thủ tục hành chính về đất đai sẽ tạo ra khung pháp lý, trật tự ổn định cho các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai làm việc theo pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu các quy trình, thủ tục được xây dựng phù hợp và triển khai thực hiện đúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình triển khai pháp luật đất đai trong thực tế cuộc sống; đất đai được quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả hơn, quyền và lợi ích của người sử dụng đất được đảm bảo hơn.

Bng 3.9. Đánh giá thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Yêu cầu về hồsơ làm thủ tục cấp giấy

1.1 Đơn giản, dễ kê khai 32 32,65

1.2 Bình thường 46 46,94 1.3 Phức tạp 20 20,41 Tổng cộng 98 100,00 2 Yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy 2.1 Đơn giản, rõ ràng 19 19,39 2.2 Bình thường 54 55,10 2.3 Phức tạp, khó hiểu 25 25,51 Tổng cộng 98 100,00

Qua kết quả điều tra Bảng 3.9 cho thấy, thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Thạch Hà đang còn chưa được đánh giá cao. Trong đó, số ý kiến đánh giá yêu cầu về hồ sơ làm thủ tục cấp giấy phức tạp chiếm tỷ lệ cao (chiếm 20,41 %); số ý kiến đánh giá yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy phức tạp, khó hiểu chiếm tỷ lệ cao (chiếm 25,51%).

3.5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ QUA CÁN BỘ

Để đánh giá tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Thạch Hà nói riêng thì phải xác định được yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình thực hiện đề tài đã thực hiện khảo sát 25 chuyên viên và cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quy trình công tác cấp GCNQSDĐ đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện Thạch Hà và một số cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn. Qua khảo sát cán bộ của các phòng ban có liên quan đến công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Thạch Hà thì xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng

đến công tác cấp giấy GCNQSDĐ gồm: chính sách, pháp luật về đất đai; hiểu biết của người sử dụng đất; cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; nhân lực làm công tác cấp GCNQSDĐ.

3.5.1. Chính sách, pháp luật đất đai

Chính sách, pháp luật đât đai có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ người dân. Vì vậy, chính sách, pháp luật đất đai rõ ràng, phù hợp với thực tế sẽ là điều kiện thuận lợi để người thực hiện công tác cấp giấy làm đúng và đạt kết quả cao.

Bng 3.10. Kết quả đánh giá yếu tố chính sách, pháp luật về đất đai ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ Nội dung Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 8 32.00 Ảnh hưởng 14 56.00 Bình thường 3 12.00 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Phù hợp 15 60.00 Chưa phù hợp 10 40.00

Qua điều tra cho thấy vẫn còn 88% ý kiến cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ đánh giá các chính sách, pháp luật quy định về đất đai và việc cấp GCNQSDĐ còn chưa phù hợp, gây khó khăn cho việc thực hiện cấp giấy GCNQSDĐ. Có ý kiến của cán bộ cho rằng vẫn có một số điểm chưa phù hợp trong chính sách đất đai ví dụ như: hạn mức giao đất ở áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân chỉ có 200 m2 đối với đất ở đô thị, 300 m2 đối với đất ở nông thôn, trong khi diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp giấy CNQSDĐ thường lớn hơn mức này, điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.5.2. Nhân lực phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Năng lực của cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ có ảnh hưởng rất lớn tới công tác cấp GCNQSDĐ. Bởi vì những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn thấp. Ngoài ra, khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng tốt hơn, việc xét cấp GCNQSDĐ còn phải đòi hỏi trải qua nhiều bước để xác minh tính chính xác về thông tin của thửa đất. Do đó đòi hỏi lượng cán bộ thực hiện việc cấp GCN phải đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn.

Bng 3.11. Kết quả đánh giá yếu tố Nhân lực phục vụ ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ

Tiêu chí Nội dung

Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Nhân lực phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 18 72.00 Ảnh hưởng 7 28.00 Bình thường 0 0 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Đáp ứng đủ công việc 17 68.00

Chưa đáp ứng đủ công việc 8 32.00

Trong thời gian qua, huyện Thạch Hà đã nỗ lực thực hiện nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ, tuy nhiên theo kết quả đánh giá cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Hà cho thấy, còn 32,0% ý kiến đánh giá nhân lực thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị xã hiện nay còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và kết quả việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)