Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 45 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

3.1.3.1. Thun li

 Có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm liền kề về 3 phía của thành phố Hà Tĩnh nên có điều kiện phát triển theo hướng đô thị hóa của thành phố vì vậy sẽ nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển thương mại dịch vụ và hình thành các khu đô thị vùng lân cận, nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân.

 Hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, đặc biệt có quốc lộ 1A đi qua, đây là điểm thuận lợi cho Thạch Hà trong việc mở rộng quan hệ giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm.

- Có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng (khai thác mỏ sắt Thạch Khê) và những công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, phát triển các trung tâm thương mại...với việc hình thành khu công nghiệp - cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung. Các khu cụm công nghiệp được nình thành dọc theo Quốc lộ 1A (từ cầu Già đến cầu Cày) theo hướng Bắc vào Nam; hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 17 và 19/5.

- Điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước... thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi có quy mô tập trung; hình thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng rau để tiêu dùng và cung cấp cho thành phố.

 Có bờ biển dài, đẹp, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và phát triển du lịch biển. Có nhiều cảnh quan, di tích lịch sử có thể đưa vào khai thác du lịch sinh thái.

 Lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo. Có hệ thống các đơn vị, tổ chức sản xuất Nông - Lâm nghiệp với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế nên thuận lợi cho việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

3.1.3.2. Nhng khó khăn, thách thc

 Thạch Hà thuộc huyện duyên hải Miền Trung, thời tiết khắc nghiệt, thường hay gặp phải các thiên tai khó lường, nhất là hạn hán, bão lũ... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư cao, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Việc thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch còn hạn chế. Thiếu các giải pháp tích cực, cụ thể để phát triển doanh nghiệp nhỏ, vừa và hợp tác xã ở địa bàn nông thôn.

 Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn, phần lớn là lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề cao. Do vậy khó tiếp cận với các thiết bị máy móc, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

 Vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn nữa, nhất là khu vực khai thác mỏ sắt; chất thải rắn xử lý chưa đáp ứng yêu cầu; trồng rừng đã có nhiều chuyển biến nhưng độ che phủ rừng còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 45 - 46)