Thủ tục hành chính cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 83)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.5. Thủ tục hành chính cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục hành chính về đất đai là cơ sở, điều kiện và phương tiện cần thiết để các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống các quy phạm quy định về thủ tục hành chính về đất đai sẽ tạo ra khung pháp lý, trật tự ổn định cho các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai làm việc theo pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu các quy trình, thủ tục được xây dựng phù hợp và triển khai thực hiện đúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình triển khai pháp luật đất đai trong thực tế cuộc sống; đất đai được quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả hơn, quyền và lợi ích của người sử dụng đất được đảm bảo hơn.

Bng 3.9. Đánh giá thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Yêu cầu về hồsơ làm thủ tục cấp giấy

1.1 Đơn giản, dễ kê khai 32 32,65

1.2 Bình thường 46 46,94 1.3 Phức tạp 20 20,41 Tổng cộng 98 100,00 2 Yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy 2.1 Đơn giản, rõ ràng 19 19,39 2.2 Bình thường 54 55,10 2.3 Phức tạp, khó hiểu 25 25,51 Tổng cộng 98 100,00

Qua kết quả điều tra Bảng 3.9 cho thấy, thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Thạch Hà đang còn chưa được đánh giá cao. Trong đó, số ý kiến đánh giá yêu cầu về hồ sơ làm thủ tục cấp giấy phức tạp chiếm tỷ lệ cao (chiếm 20,41 %); số ý kiến đánh giá yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy phức tạp, khó hiểu chiếm tỷ lệ cao (chiếm 25,51%).

3.5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ QUA CÁN BỘ

Để đánh giá tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Thạch Hà nói riêng thì phải xác định được yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình thực hiện đề tài đã thực hiện khảo sát 25 chuyên viên và cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào quy trình công tác cấp GCNQSDĐ đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện Thạch Hà và một số cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn. Qua khảo sát cán bộ của các phòng ban có liên quan đến công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Thạch Hà thì xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng

đến công tác cấp giấy GCNQSDĐ gồm: chính sách, pháp luật về đất đai; hiểu biết của người sử dụng đất; cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; nhân lực làm công tác cấp GCNQSDĐ.

3.5.1. Chính sách, pháp luật đất đai

Chính sách, pháp luật đât đai có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ người dân. Vì vậy, chính sách, pháp luật đất đai rõ ràng, phù hợp với thực tế sẽ là điều kiện thuận lợi để người thực hiện công tác cấp giấy làm đúng và đạt kết quả cao.

Bng 3.10. Kết quả đánh giá yếu tố chính sách, pháp luật về đất đai ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ Nội dung Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 8 32.00 Ảnh hưởng 14 56.00 Bình thường 3 12.00 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Phù hợp 15 60.00 Chưa phù hợp 10 40.00

Qua điều tra cho thấy vẫn còn 88% ý kiến cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ đánh giá các chính sách, pháp luật quy định về đất đai và việc cấp GCNQSDĐ còn chưa phù hợp, gây khó khăn cho việc thực hiện cấp giấy GCNQSDĐ. Có ý kiến của cán bộ cho rằng vẫn có một số điểm chưa phù hợp trong chính sách đất đai ví dụ như: hạn mức giao đất ở áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân chỉ có 200 m2 đối với đất ở đô thị, 300 m2 đối với đất ở nông thôn, trong khi diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đăng ký xin cấp giấy CNQSDĐ thường lớn hơn mức này, điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.5.2. Nhân lực phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Năng lực của cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ có ảnh hưởng rất lớn tới công tác cấp GCNQSDĐ. Bởi vì những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn thấp. Ngoài ra, khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng tốt hơn, việc xét cấp GCNQSDĐ còn phải đòi hỏi trải qua nhiều bước để xác minh tính chính xác về thông tin của thửa đất. Do đó đòi hỏi lượng cán bộ thực hiện việc cấp GCN phải đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn.

Bng 3.11. Kết quả đánh giá yếu tố Nhân lực phục vụ ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ

Tiêu chí Nội dung

Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Nhân lực phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 18 72.00 Ảnh hưởng 7 28.00 Bình thường 0 0 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Đáp ứng đủ công việc 17 68.00

Chưa đáp ứng đủ công việc 8 32.00

Trong thời gian qua, huyện Thạch Hà đã nỗ lực thực hiện nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ, tuy nhiên theo kết quả đánh giá cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Hà cho thấy, còn 32,0% ý kiến đánh giá nhân lực thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị xã hiện nay còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và kết quả việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Hà

Qua tìm hiểu cũng cho thấy, nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai chiếm một tỷ trọng đáng kể và ngày càng tăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai là rất nặng nề, tuy nhiên đầu tư ngân sách cho công tác này chưa tương xứng, chưa có sự khen thưởng, động viên kịp thời đối với những người trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Trong khi đó đối với một số ngành, lĩnh

vực chuyên môn khác (thuế, hải quan, công an) thì đã có quy định trích một tỷ lệ nhất định từ các khoản thu để đầu tư trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ và động viên, khen thưởng các cán bộ chuyên môn. Điều này đã phần nào làm giảm kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Hà.

3.5.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

Vấn đề kỹ thuật, công nghệ, phương tiện máy móc phục vụ cho công tác quản lý thông tin và xác định lai lịch, thông tin về thửa đất là hết sức quan trọng. Quản lý đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, lại phải đối diện với sự biến động liên tục và rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp do đó công việc đòi hỏi phải có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

Huyện Thạch Hà đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị tương đối cơ bản. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quản lý thông tin về đất đai nhằm phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng được nhu cầu của công việc chuyên môn. Cơ sở hạ tầng được ưu tiên, VPĐK quyền sử dụng đất được ưu tiên sử dụng 8 phòng, trong đó có 3 phòng được sử dụng làm kho lưu trữ hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường gồm 1 phòng lớn và 1 phòng kho. Trang thiết bị được đầu tư bao gồm máy đo đạc điện tử, cung cấp đủ máy in A3 cho các bộ phận trong chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và Môi trường, lắp đặt hệ thống máy chủ cho công tác lưu trữ cấp giấy, sử dụng hệ thống phần mềm thống kê để quản lý biến động đất đai hàng năm. Dần dần hoàn thiện công tác lưu trữ hồ sơ, thông tin đât đai.

Bng 3.12. Kết quả đánh giá yếu tố Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ

Tiêu chí Nội dung

Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 7 28.00 Ảnh hưởng 15 60.00 Bình thường 3 12.00 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Hiện đại 6 24.00 Đầy đủ 16 64.00 Thiếu và lạc hậu 3 12.00

Qua bảng 3.12 cho thấy, có 88% ý kiến cán bộ được phỏng vấn đánh giá điều kiện, phương tiện làm việc của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tương đối đáp ứng được nhu cầu công việc quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phòng làm việc tương đối thoải mái và bố trí được nơi tiếp công dân; các phương tiện làm việc khá đầy đủ. Đối với cán bộ địa chính các xã, thị trấn thì các phương tiện, trang thiết bị cũng đã được chú trọng đầu tư. Do đó công tác quản lý và xử lý hồ sơ giao dịch, giải quyết các vướng mắc trong việc cấp giấy cũng đã có kết quả nhanh hơn, tốt hơn trước đây.

3.5.4. Cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai

Hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai như: Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính lập là cơ sở quan trọng để xác định vị trí, ranh giới, kích thước thửa đất của hộ. Để hộ được cấp giấy chứng nhận thì các thông tin về thửa đất cần phải đầy đủ, rõ ràng. Do đó việc hệ thống thông tin đầy đủ, rõ ràng sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bng 3.13. Kết quả đánh giá yếu tố Cơ sở dữ liệu về đất đai ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ

Tiêu chí Nội dung

Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) Cơ sở dữ liệu về đất đai Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 15 60.00 Ảnh hưởng 10 40.00 Bình thường 0 0 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Đầy đủ, rõ ràng 15 60.00 Thiếu và cũ 10 40.00

Qua bảng 3.13 cho thấy, có 40% ý kiến cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu, cũ và còn sai sót. Cụ thể, hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính lập từ những năm 1982, 1996, 2004 (bản đồ tỷ lệ 1/1000) có nhiều sai sót về kích thước, hình thể, diện tích; biến động nhiều về chủ sử dụng đất thiếu tính chính xác và mức độ đầy đủ của hồ sơ không cao. Ngoài ra, phần

lớn đất đai do bố mẹ phân chia tài sản hoặc chia tách cho con cái, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất chỉ thực hiện bằng miệng hoặc không đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật do đó khi chuyển đổi chuyển nhượng cho người khác không có đủ căn cứ pháp lý.

Việc cơ sở dữ liệu thiếu và không chính xác đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Hà trong thời gian qua.

3.5.5. Hiểu biết của người sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn tới việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi người dân hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử đụng đất thì người sử dụng đất sẽ nhanh chóng thực hiện việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, khi người dân hiểu rõ về cơ quan và quy trình, thủ tục cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc làm hồ sơ giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đầy đủ, ít sai sót từ đó giảm thời gian, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bng 3.14. Hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Chỉ tiêu Sốlượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Biết vai trò Giấy CNQSDĐ

Biết rõ 65 66,33

Biết nhưng không rõ 22 22,45

Không biết 11 11,22 2. Biết cơ quan cấp giấy CNQSDĐ Có 64 65,31 Không 34 34,69 3. Biết quy trình, thủ tục xin cấp GCNQSDĐ Có 32 32,65 Không 66 67,35

Qua điều tra khảo sát cho thấy, người dân trên địa bàn huyện Thạch Hà vẫn còn hạn hẹp về sự hiểu biết trong công tác cấp giấy chứng nhận.

Bng 3.15. Kết quả đánh giá yếu tố Hiểu biết của người sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ

Tiêu chí Nội dung

Tổng số

Số phiếu(người) Tỷ lệ (%)

Hiểu biết của người sử dụng đất Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 8 32.00 Ảnh hưởng 11 44.00 Bình thường 6 24.00 Không ảnh hưởng 0 0 Đánh giá Cao 7 28.00 Trung bình 12 48.00 Thấp 6 24.00

Cụ thể, vẫn còn 22,68% người sử dụng đất chưa hiểu đầy đủ về vai trò của giấy chứng nhận, 11,34% người sử dụng đất được phỏng vấn chưa biết về vai trò của giấy chứng nhận, có 35,05% người sử dụng đất được phỏng vấn chưa biết về cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận, có 68,04% người sử dụng đất chưa biết quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận.

3.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HUYỆN THẠCH HÀ GIAI CHỨNG NHẬN VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HUYỆN THẠCH HÀ GIAI

ĐOẠN 2012 - 2016 3.6.1. Thuận lợi

- UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà đã khẩn trương xây dựng các văn bản chỉ đạo thực hiện việc cấp GCN, lập HSĐC và đăng ký biến động tạo cơ sở pháp lý để thực hiện.

- Thành lập văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Thạch Hà và thực hiện cơ chế “một cửa” đã làm cho thủ tục hành chính được tinh giảm, gọn nhẹ, dễ thực hiện và rút ngắn thời gian làm việc

- Thạch Hà được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, thống nhất về chuyên môn từ sở TN&MT xuống cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Cán bộ Phòng TN&MT cũng như cán bộ của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Hàng năm, được tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và cấp GCN QSD đất được đầu tư cơ bản.

- Hàng năm tổ chức các buổi phổ biến pháp luật về đất đai trực tiếp tại các cơ sở địa phương để cho người dân được biết. Người dân ngày càng hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi thực hiện việc KKĐK để xin cấp GCN.

- Người dân đã chủ động tìm hiểu pháp luật, nhất là kiến thức pháp luật về đất đai, nắm cơ bản các vấn đề về ĐKĐĐ, cấp GCN qua báo chí, tuyên truyền và các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, có những phản hồi tích cực về các vi phạm, khiếu nại cũng như thắc mắc của người dân lên cấp có thẩm quyền.

3.6.2. Khó khăn

- Một số hộ gia đình, cá nhân không tiến hành KKĐK vì những lý do như chưa có nhu cầu sử dụng đến GCN, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của GCN, ngại làm thủ tục cấp GCN do phải đến nhiều cơ quan và phải đi lại nhiều lần.

- Khó khăn trong việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, không có hồ sơ xác định chính xác thời điểm sử dụng đất. Chưa số hóa được hệ thống thông tin đất đai, việc khai thác hồ sơ lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót.

- Đang còn xảy ra việc tranh chấp đất đai giữa Thạch Hà và các huyện lân cận do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2012 2016 (Trang 83)