3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY
ĐOẠN 2012 - 2016 3.6.1. Thuận lợi
- UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà đã khẩn trương xây dựng các văn bản chỉ đạo thực hiện việc cấp GCN, lập HSĐC và đăng ký biến động tạo cơ sở pháp lý để thực hiện.
- Thành lập văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Thạch Hà và thực hiện cơ chế “một cửa” đã làm cho thủ tục hành chính được tinh giảm, gọn nhẹ, dễ thực hiện và rút ngắn thời gian làm việc
- Thạch Hà được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, thống nhất về chuyên môn từ sở TN&MT xuống cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Cán bộ Phòng TN&MT cũng như cán bộ của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Hàng năm, được tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và cấp GCN QSD đất được đầu tư cơ bản.
- Hàng năm tổ chức các buổi phổ biến pháp luật về đất đai trực tiếp tại các cơ sở địa phương để cho người dân được biết. Người dân ngày càng hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi thực hiện việc KKĐK để xin cấp GCN.
- Người dân đã chủ động tìm hiểu pháp luật, nhất là kiến thức pháp luật về đất đai, nắm cơ bản các vấn đề về ĐKĐĐ, cấp GCN qua báo chí, tuyên truyền và các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, có những phản hồi tích cực về các vi phạm, khiếu nại cũng như thắc mắc của người dân lên cấp có thẩm quyền.
3.6.2. Khó khăn
- Một số hộ gia đình, cá nhân không tiến hành KKĐK vì những lý do như chưa có nhu cầu sử dụng đến GCN, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của GCN, ngại làm thủ tục cấp GCN do phải đến nhiều cơ quan và phải đi lại nhiều lần.
- Khó khăn trong việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, không có hồ sơ xác định chính xác thời điểm sử dụng đất. Chưa số hóa được hệ thống thông tin đất đai, việc khai thác hồ sơ lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót.
- Đang còn xảy ra việc tranh chấp đất đai giữa Thạch Hà và các huyện lân cận do chưa xác định được rõ địa giới hành chính.
- Phần diện tích sai lệch do thời gian trước chưa áp dụng khoa học kỹ thuật chủ yếu là đo thủ công bằng thước dây gây ra sai lệch so với số liệu đo bằng máy. Điều này làm cho quá trình rà soát, xác minh, giải trình mất thời gian.
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn ở xã, thị trấn hiện đã dần trẻ hóa cán bộ, có năng lực, được đào tạo chuyên môn bài bản, nhưng bên cạnh đó vẫn đang có một số địa phương cán bộ chuyên môn chủ yếu là trung cấp, đại học tại chức, có một số đơn vị chưa có chuyên môn, nên việc nắm bắt thực hiện, áp dụng luật chưa thực sự nhuần nhuyễn.
- Công tác tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác quản lý đất đai nói chung và công tác cấp GCN, đăng ký biến động nói riêng còn nhiều hạn chế. Đa số người dân không nắm được các thủ tục, hồ sơ cần thiết trong công việc đề nghị cấp GCN và đăng ký biến động.
- Người dân chưa nắm rõ hay thiếu thông tin về việc làm thủ tục cấp GCN, giới hạn về trình độ của người dân mặc dù cán bộ đã hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn có sai sót trong lập hồ sơ. Tinh thần trách nhiệm của người dân chưa cao trong việc bổ sung hồ sơ để cấp GCN.
3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
3.7.1. Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng đất
Để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký là việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng ta biết thủ tục cấp giấy chứng nhận càng đơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm rà gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký. Giấy chứng nhận trả cho người sử dụng phải đúng thời gian quy định tránh tình trạng kéo dài làm mất lòng tin của nhân dân.
Tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận phải công khai minh bạch. Các thủ tục hướng dẫn cho người dân phải được trình bày rõ ràng và công bố rộng rãi đến tận từng cá nhân sử dụng đất.
3.7.2. Nâng cao khảnăng chuyên môn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đất đaiđặc biệt là đội ngũ cán bộđịa chính xã biệt là đội ngũ cán bộđịa chính xã
Trong công tác đăng ký, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận thì đội ngũ cán bộ địa chính đóng một vai trò rất lớn. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của cả nước nói chung và của huyện Thạch Hà nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mỗi một xã chỉ có 1 cán bộ địa chính trong khi khối lượng công việc về quản lý đất đai lại rất lớn, nhu cầu cấp giấy chứng nhận ngày càng tăng. Vì vậy đó là nguyên nhân làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Sự yếu kém về chất lượng của cán bộ địa chính được thể hiện ở các vấn đề như nhiều cán bộ địa chính ở cấp xã còn không nắm rõ các quy định của nhà nước về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận. Không có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, điều này được thể hiện ở việc khi nhận được hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận của người dân cán bộ địa chính tại một số xã đã không xem xét cẩn thận để loại ra những hồ sơ không hợp lệ đã nộp lên cho phòng Tài nguyên và Môi trường cấp trên. Do đó hồ sơ yêu cầu hoàn thiện rất nhiều, dẫn đến tiến độ cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm.
Việc nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm làm việc của đội ngũ cán bộ địa chính tại các xã đang trở thành một yêu cầu cần thiết, giải pháp cần thực hiện như sau:
-Tăng cường thêm lực lượng cán bộ địa chính cho các xã nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt về số lượng. Việc chọn lựa cán bộ địa chính phải tuân theo các tiêu chuẩn nhất định như phải có bằng cấp, đúng chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao.
-Tiến hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính của địa phương. Đây là công việc phải được thực hiện một cách thường xuyên. Ngoài ra nâng cao trình độ tin học, hướng dẫn các thiết bị hiện đại cho cán bộ địa chính sử dụng.
-Phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và đôn đốc công việc giao cho cán bộ địa chính để phát hiện những thiếu sót để họ sửa chữa ngay.
3.7.3. Tăngcường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là công tác cực kỳ quan trọng không thể thiếu đối với tất cả công việc. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng vậy để đảm bảo đưa các hoạt động về quản lý và sử dụng đất đai vào khuân khổ pháp luật, hạn chế được tình trạng tranh chấp, khiếu nại, đồng thời cũng giúp nhà nước thực hiện quản lý đất đai cũng như người sử dụng đất nhận thức rõ trách nhiệm của mình thì cần phải thường xuyên thực hiện thanh tra, giám sát trong cả quá trình thực hiện. Phải thực hiện kiểm tra, giám sát các công việc như đo đạc, lập bản đồ địa chính và trong suốt quá trình cấp giấy chứng nhận. Các cán bộ thanh tra phải làm việc trên phương diện công bằng xử lý chính xác các vi phạm. Tuyết đối không được bao che cho các cán bộ làm sai mà phải có biện pháp xử lý thích hợp, nghiêm minh để làm gương cho các cán bộ khác. Ngoài các cuộc kiểm tra định kỳ và nghe báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyển sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn thì cần có kế hoạch kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời những vi phạm thì phái sửa đổi và xử lý ngay không được kéo dài. Đội ngũ thanh tra phải thường xuyên lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân. Khi các cán bộ làm sai đối với dân thì trực tiếp xin lỗi dân có như thế dân mới có lòng tin vào đường lối của Đảng và nhà nước dân mới chụi chấp hành.
3.7.4.Tăngcường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềđất đai
Một thực tế ở nước ta hiện nay hiểu biết pháp luật của đại bộ phận nhân dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy họ chưa ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất nên xảy ra các tình trạng về tranh chấp, lấn chiếm ..vv. Vì vậy cần tuyên truyền Luật đất đai cũng như các văn bản có liên quan trong quá trình hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một mặt nâng cao sự hiểu biết của người sử dụng đất và giảm nhẹ công việc cho cán bộ địa chính. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật người sử dụng đất sẽ biết được vai trò của giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do đó sẽ hoàn tất hồ sơ, tạo điều kiện cho việc đăng ký và xét duyệt diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Để thực hiện được công tác này có thể qua nhiều cách khác nhau như : tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống truyền thanh, tổ chức các cuộc tìm hiểu về pháp luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở…vv. Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức thích hợp với từng địa phương.
3.7.5. Phải có giải pháp cụ thểđối với từng loại đất
Mỗi loại đất có khó khăn khác nhau trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì vậy phải có những giải pháp được đưa ra với từng loại đất cụ thể.
Đối với đất nông nghiệp, đặc điểm của loại đất này ít có tranh chấp hơn nên công tác cấp giấy chứng nhận thực hiện dễ dàng hơn. Vấn đề quan trọng đối với đất nông nghiệp là công tác đo đạc lại diện tích cho từng loại đất sẽ giúp cho việc cấp giấy chứng nhận tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả.
Đối với đất ở thì đất ở có nhiều vấn đề khó khăn như tranh chấp trong gia đình, giữa những người sử dụng, giấy tờ để trao đổi mua bán, thế chấp ngân hàng ..vv. Vì vậy đối với loại đất này phải tập trung lực lượng và nguồn lực để tiến hành việc cấp giấy chứng nhận đạt được hiệu quả.
3.7.6. Xây dựng hiệu chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay thì vai trò của pháp luật là rất quan trọng trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Đối với công tác cấp giấy chứng nhận hệ thống văn bản pháp luật chính là căn cứ pháp lý trong suốt quá trình thực hiện nó. Muốn công tác thực hiện nhanh gọn và đạt hiệu quả thì hệ thống văn bản pháp luật phải hoàn chỉnh, đồng bộ, đầy đủ, chi tiết, phù hợp với thực tiễn và phải công bố rộng rãi văn bản khi ban hành.
-Bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý hiện thực trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Để làm được việc này cần phải có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Hiện nay, nhiều bộ, ngành có những đề xuất, sáng kiến luật nhưng nhiều đề xuất, sáng kiến đó còn thiếu căn cứ khoa học, nên dẫn đến tình hình xây dựng các văn bản pháp luật thiếu hiệu quả như đã nêu ở trên. Chính vì thế những chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật cần phải được nghiên cứu, được xây dựng từ những căn cứ đánh giá đúng yêu cầu thực sự của thực tiễn trên các phương diện: sự cần thiết, mức độ điều chỉnh... để quyết định.
-Có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới. Hoạt động này thường không được chú ý đầy đủ và rất yếu trong
thời gian vừa qua. Xác định hình thức văn bản phù hợp. Tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó.
-Kết hợp hài hòa giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản. Cụ thể để văn bản dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhưng lại tránh quá chi tiết, thiếu sự bao quát dẫn đến những khó khăn khi gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, không có trong quy định.
-Rà soát lại các văn bản hiện có; hủy bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, tạo sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế ở mức tối thiểu việc giao các vấn đề khó quy định trong luật cho nghị định hoặc trong nghị định cho các thông tư. Nếu trong luật thấy còn nhiều vấn đề chưa thể quy định được thì nên tiếp tục nghiên cứu xây dựng. Trong khi chờ đợi, nếu cần thì giao cho Chính phủ quy định tạm thời cho đến khi hoàn chỉnh luật.
-Thực hiện việc thẩm định các dự án luật, nghị định một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Có cơ chế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được hỏi ý kiến để những ý kiến có đóng góp thực sự vào việc xây dựng các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan thẩm định cần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật từ nội dung đến ngôn ngữ pháp lý trước khi trình Quốc hội hay Chính phủ và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định này. Về mặt nguyên tắc, các văn bản dù cấp thiết đến đâu cũng phải được xây dựng đạt chất lượng tốt nhất mới trình Chính phủ hoặc Quốc hội thông qua, nếu chuẩn bị chưa tốt, chất lượng kém thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại tiếp tục hoàn chỉnh, pháp luật được coi là công cụ chính có ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của nó.
3.7.7. Hoàn thiện các công cụ phục vụ cho quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất
Các công cụ đó là hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, số mục kê, các thước đo, máy tính cũng như các máy trắc địa khác..vv.
Bản đồ địa chính là cơ sở để những người thực hiện công tác đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ để ghi diện tích, vị trí của từng thửa đất vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiên nay một số địa phương chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ đã đo đạc quá lâu đã có nhiều biến động nên thiếu chính xác và không phản ánh đúng hiện trạng của thửa đất. Đặc biệt sau khi thực hiện chính sách của “ Dồn điền đổi thửa” thì diện tích sau đó có nhiều sai lệch so với trước kia nên bản đồ địa chính đã đo đạc không còn phù hợp