Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cà chua tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 40)

cao cây cà chua

Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các khoáng chất được lấy từ đất vận chuyển qua và cũng là nơi các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp trên lá sẽ được vận chuyển tới các bộ phận của cây thông qua mạch dẫn. Như vậy mối quan hệ giữ bộ phận bên trên và bộ phận bên dưới của cây được điều hòa là do thân cây, vậy nên cần đảm bảo cho thân sinh trưởng và phát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất và chất lượng tốt.

Chiều cao cây phụ thuộc vào dinh dưỡng và mùa vụ trong đó chất lượng dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Thành phần giá thể khác nhau thì chất lượng dinh dưỡng và độ thoáng, tơi xốp khác nhau làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Chiều cao cây nói chung, cây cà chua nói riêng được đánh giá qua động thái tăng trưởng chiều cao thân cây.

29

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua Đơn vị: Cm Chỉ tiêu Công thức

Động thái tăng trưởng chiều cao cây…(ngày)

10 17 24 31 38 45 52 CT1 15,40cd 24,27c 35,93bc 53,67bc 71,27c 90,47c 95,47bc CT2 16,03bc 24,57c 36,47bc 55,93ab 75,27b 92,00bc 97,40b CT3 16,20b 24,90bc 36,60bc 56,00ab 75,87ab 92,40bc 97,73b CT4 17,80a 27,17a 38.33a 58,07a 78,20a 96,27a 102,60a CT5 16,43b 25,93b 37,00ab 57,00ab 76,27ab 94,00ab 100,93a CT6 15,00d 23,80c 35,07c 52,13c 70,00c 87,27d 93,73c P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 2,59 2,55 2,42 3,39 1,83 1,77 1,55 LSD 0,05 0,76 1,17 1,61 3,43 2,48 2,97 2,77

Qua quá trình thí nghiệm, tất cả các công thức với cùng một chế độ chăm sóc, kết quả thu được cho thấy: Sự tăng trưởng chiều cao của các công thức trong thí nghiệm đều có chung đặc điểm là sau khi trồng cây ra bầu từ 10 - 24 ngày động thái tăng trưởng chiều cao cây tăng trưởng chậm, cụ thể là qua mỗi lần theo dõi chiều cao cây chỉ tăng từ 8 - 10cm do phải trải qua thời kỳ hồi xanh và bén rễ. Ở lần theo dõi đầu tiên 10 ngày sau trồng chiều cao cây dao động trong khoảng 15 cm - 17,80 cm. Cao nhất ở CT4 (17,80 cm), thấp nhất ở CT6 (15,00 cm). Khoảng thời gian từ 24 - 45 ngày sau trồng tăng

30

trưởng chiều cao rất nhanh cụ thể là sau trồng mỗi lần theo dõi chiều cao cây tăng từ 17 - 20 cm. Sau 45 ngày sau trồng tăng trưởng chiều cao cây giảm. Chiều cao cây ở lần theo dõi cuối cùng 52 ngày sau trồng dao động trong khoảng 93,73cm - 102,93 cm. Cao nhất là công thức 4 và công thức 5 với chiều cao 102,93 cm, 100.93cm, cao hơn công thức thấp nhất 9,2cm. Sau là công thức 3 (97,73 cm) công thức 2 (97,4 cm) và công thức 1 (95,47 cm). Công thức 6 có chiều cao cây thấp nhất 93,73 cm, ở mức tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng phân trùn quế 20% có phối trộn thêm các thành phần vỏ trấu hun, bã dong riềng, xơ dừa và phân gà làm chiều cao cây tăng trưởng cao hơn cao hơn so với các công thức còn lại. Giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Huyền (2019) [8] rằng chiều cao cây bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó giá thể cũng làm cho chiều cao cây khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cà chua tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)