Lá là cơ quan sinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu trên cây, ngoài ra lá còn làm chức năng thoát hơi nước và trao đổi khí. Lá thực hiện quá trình quang hợp làm biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới các dạng hợp chất hữu cơ. Như vậy, cùng với quá trình hô hấp nó chuyển quang năng thành hóa năng, tạo ra các hợp chất hữu cơ và vận chuyển đi khắp cơ thể duy trì sự sống và giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cây có lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vật chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao. Động thái ra lá của cây đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển bộ rễ, các cơ quan khác cũng như tạo năng suất sau này. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá trên thân chính cây cà chua được trình bày ở bảng 4.3.
31
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá trên thân chính cây cà chua Đơn vị: Lá Chỉ tiêu Công thức
Động thái ra lá trên thân chính…ngày
10 17 24 31 38 45 52 CT1 6,80 8,80 11,13 15,07 16,80 18,07 19,47 CT2 7,07 8,93 11,13 14,20 16,27 17.73 18,73 CT3 7,07 8,93 10,80 13,93 16,07 17,67 18,87 CT4 7,07 8,87 10,80 14,80 17,00 18,20 19,47 CT5 6,87 8,73 10,60 14,33 16,67 17,47 18,13 CT6 6,73 8,67 10,33 14,13 16,47 17,73 19,07 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV% - - - - - - - LSD 0,05 - - - - - - -
Cùng với sự tăng trưởng chiều cao của cây thì số lá cũng tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Tốc độ ra lá trên thân chính tăng nhanh trong giai đoạn từ 17 - 31 ngày sau trồng và sau đó giảm dần. 52 ngày sau trồng số lá dao động trong khoảng 18,13 - 19,47 lá/cây tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này chứng tỏ giá thể không ảnh hưởng đến số lá của giống cà chua. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của tác giả Hà Duy Trường (2018) [12] rằng số lá không bị ảnh hưởng bởi giá thể khác nhau được công bố trên tạp chí Compost Science & Utilization.
32