Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinhtrưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tập đoàn giống lúa mới thu thập tại thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Trong đó, giống là yếu tố quyết định đến tổng thời gian sinh trưởng của cây. Các giống lúa phản ứng chặt với độ dài chiếu sáng thì thời gian sinh trưởng biến động càng nhiều. Nếu cấy sớm thì thời gian sinh trưởng của giống lúa sẽ dài hơn so với cấy muộn, đó là một đặc điểm tốt để bố trí thời vụ cấy thích hợp. Tuy nhiên, trong cùng một điều kiện thì thời gian sinh trưởng của các giống lúa phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

Qua theo dõi các giống lúa, chúng tôi nhận thấy thời gian sinh trưởng của các giống lúa nghiên cứu biến động từ 80 - 110 ngày (vụ Hè Thu) và 88 - 114 ngày (vụ Đông Xuân) với thời gian sinh trưởng trung bình của các giống trong tập đoàn là 91 ngày (vụ Hè Thu) và 101 ngày (vụ Đông Xuân) với hệ số biến động tương ứng là Cv% = 8,76 ở vụ Hè Thu và Cv% = 9,48 vụ Đông Xuân. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong tập đoàn, chúng tôi tiến hành phân thành các nhóm: cực ngắn, ngắn ngày, trung ngày và dài ngày.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Ở vụ Hè Thu, đa số các giống trong tập đoàn nằm ở nhóm cực ngắn và ngắn ngày (chiếm 52,06% và 47,10% số giống). Chỉ có 1 giống có thời gian sinh trưởng trung ngày, chiếm 0,83%. So với giống đối chứng Khang dân, có 97 giống thời gian sinh trưởng ngắn hơn, giống đại diện thuộc các công thức (TQ8; TQ12; TQ25; TQ33;…).

Ở vụ Đông Xuân, đa số các giống trong tập đoàn nằm ở nhóm ngắn ngày và trung ngày (chiếm 49,59% và 46,28% số giống). Trong đó, giống có thời gian sinh

trưởng dài nhất là 114 ngày gồm 22 giống, giống đại diện thuộc các công thức (TQ31; TQ37; TQ41; TQ49; TQ56...). Giống đối chứng có thơi gian sinh trưởng là 112 ngày.

Giống ngắn ngày và cực ngắn tỏ ra ưu thế hơn, linh hoạt hơn trong các công thức luân canh, tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong tập đoàn, đa số các giống thuộc nhóm ngắn ngày. Những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn có thể là nguồn vật liệu khởi đầu quý phục vụ cho công tác tạo giống lúa ngắn ngày chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế.

Nắm được thời gian sinh trưởng của cây lúa, chúng ta có thể chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo hướng có lợi nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển nhằm nâng cao năng suất cho cây lúa. Chính vì vậy mà việc chọn tạo giống lúa ngắn ngày được quan tâm rất nhiều trong các chương trình chọn tạo giống lúa trong những năm qua.

Bảng 3.1. Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinh trưởng vụ Hè Thu 2014

Stt Chỉ tiêu (ngày) Nhóm giống Số lượng Tỷ lệ (%) Công thức các giống đại diện

1 < 90 Cực ngắn 63 52,07 TQ14; TQ39; TQ40; TQ47… 2 90 - 105 Ngắn ngày 57 47,10 TQ57; TQ59; TQ61; TQ63… 3 106 - 120 Trung ngày 1 0,83 TQ26 4 >120 Dài ngày 0 0 Xtb = 91,72 Cv% = 8,76

(Ghi chú: Biến thiên thời gian sinh trưởng từ 80 - 110 ngày)

Bảng 3.2. Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Stt Chỉ tiêu (ngày) Nhóm giống Số lượng Tỷ lệ (%) Công thức các giống đại diện

1 < 90 Cực ngắn 5 4,13 TQ109; TQ115; TQ121; TQ122... 2 90 - 105 Ngắn ngày 60 49,59 TQ2; TQ3; TQ11; TQ13… 3 106-120 Trung ngày 56 46,28 TQ8; TQ9; TQ10; TQ12… 4 >120 Dài ngày 0 0 Xtb = 101 Cv% = 9,48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tập đoàn giống lúa mới thu thập tại thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)