Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Thực trạng môi trường

- Môi trường đất: tại các xã có nhiều đồng bào dân tộc, người dân có phương thức canh tác cũ, lạc hậu, ít sử dụng thuốc trừ sâu và các loại phân bón hóa học nên khả năng gây ô nhiễm môi trường đất là không nhiều. Tại các xã có đông người Kinh, người dân sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học để nâng cao năng suất cây trồng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất xuất hiện.

- Môi trường nước: Nguồn nước tự nhiên từ các con sông lớn trên địa bàn huyện khá tốt, không bị ô nhiễm. Nguồn nước dùng trong sinh hoạt của người dân được lấy từ hệ thống nước tự chảy từ trên các đỉnh núi cao, chất lượng nước khá tốt. Tại thị trấn Khánh Vĩnh sử dụng nước máy từ nhà máy nước của huyện, tại các xã sử dụng hệ thống nước tự chảy của Hà Lan, tỉnh xây dựng...

- Môi trường không khí: huyện có độ che phủ rừng cao trên 70% diện tích tự nhiên, nên môi trường không khí trong lành, mát mẻ. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu do các hộ chăn nuôi chưa xây dựng chuồng trại, nuôi nhốt gần khu dân cư và hệ thống nhà vệ sinh của các hộ gia đình chưa đạt tiêu chuẩn.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường: Khánh Vĩnh là khu vực đầu

nguồn của hệ thống Sông Cái, việc giữ ổn định và tăng diện tích đất rừng trong các năm qua giúp điều tiết lượng nước, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế rửa trôi, lũ lụt cho vùng hạ du. Các con sông lớn trên địa bàn giữ được lượng nước dồi dào, ổn định, cung cấp nước tưới cho các cánh đồng. Trong các năm qua ít xảy ra lũ lụt, việc canh tác của bà con nông dân được ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 44)