Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

3.1.5.1. Thuận lợi

- Khánh Vĩnh nằm phía Tây tỉnh Khánh Hòa, tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng, có tuyến Quốc lộ 27C đi qua, đây là lợi thế lớn về vị trí địa lý, giúp cho huyện trở thành đầu mối giao thông quan trọng về giao lưu văn hóa và kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên. Huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao, chiếm trên 83% tổng DTTN toàn huyện

(gồm đất rừng và cây lâu năm), không khí trong lành, mát mẻ với nhiều khu du lịch

sinh thái và cảnh quan đẹp, là tiềm năng thúc đẩy ngành kinh tế Thương mại-dịch vụ- du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện có khu du lịch sinh thái thác Yang Bay tại xã Khánh Phú và du lịch suối khoáng nóng Khánh Hiệp đã được đầu tư và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế và công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

- Điều kiện tự nhiên cũng ưu đãi cho huyện, theo báo cáo quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Khánh Hòa thì huyện có trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa, lồ ô thuộc loại cao nhất trong tỉnh. Nếu khai thác, sử dụng hợp lý và song hành với việc bảo vệ phục hồi, trồng mới rừng sẽ tạo ra hướng phát triển kinh tế nhanh.

- Địa hình nhiều núi cao của huyện thích hợp cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

3.1.5.2. Khó khăn

- Kinh tế của huyện trong các năm qua có nhiều bước phát triển tốt nhưng so với các huyện, thị xã và thành phố khác trong tỉnh, Khánh Vĩnh vẫn là huyện kém phát triển, quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng tích lũy nội bộ thấp, khả năng đầu tư vào phát triển sản xuất hạn chế nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa khai thác hết được tiềm năng đất đai của địa phương. Thu ngân sách không đủ chi, hầu hết các dự án và chương trình mục tiêu đều cần trợ cấp vốn từ tỉnh và Trung Ương.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, năng lượng) trong các năm qua đã được đầu xây dựng và nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh. Hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp chất lượng còn chưa cao nên hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa nông sản đi tiêu thụ; hệ thống kênh

mương thủy lợi, hồ đập lớn chậm xây dựng nên việc phát triển các vùng chuyên canh lúa chưa đựơc hình thành, kinh tế chưa có bước phát triển nhanh.

- Điều kiện tự nhiên nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, diện tích đất bằng ít, nằm rải rác dọc theo các con sông lớn cũng gây khó khăn trong sản xuất. Các xã phía Tây huyện như Cầu Bà, Liên Sang, Sơn Thái đều thiếu đất sản xuất, chủ yếu canh tác nương rẫy trên đất có địa hình cao dốc, không hợp lý trong canh tác nông nghiệp bền vững. Do thiếu đất canh tác nên người dân phải xâm canh sang các xã khác và đã có nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa người dân, gây mất an ninh trật tự, xã hội.

- Người dân trong độ tuổi lao động tuy đông nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo nên khó khăn trong việc cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế có yêu cầu chất lượng cao, cũng như trong việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Chất lượng lao động là một trong số các tiêu chuẩn quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế; việc hình thành và hoạt động các cụm công nghiệp có hiệu quả hay không một phần là ở trình độ tay nghề công nhân làm việc tại đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)