.Tình hình sản xuất rau vùng phụ cận thành phố ĐồngHới, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

VII. Ý kiến đề xuất của hộ:

4. Tiêu thụ sản phẩm: ( ).

1.2.3 .Tình hình sản xuất rau vùng phụ cận thành phố ĐồngHới, tỉnh Quảng Bình

* Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn ở Quảng Bình

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu rau, đặc biệt rau an toàn ngày càng cao và đòi hỏi quanh năm. Trong những năm qua Quảng Bình đã liên tục tăng diện tích trồng rau, đã quy hoạch được một số vùng chuyên trồng rau quanh năm, vùng phụ cận thành phố Đồng Hới để phục vụ yêu cầu của người tiêu dùng ở khu vực đông dân cư và phục vụ khách du lịch.

Bảng 1.11: Tình hình sản xuất rau vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới, 2014

Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) TP. Đồng Hới 245 70,86 1.736 Bố Trạch 1.548,7 114,6 17.742,4 Quảng Ninh 565 80,04 4.522

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh, 2014)[33]

Bảng 1.11 cho thấy hiện nay vùng sản xuất rau tập trung ở vùng phụ cận TP Đồng Hới, thì Bố Trạch là Huyện có diện tích rau lớn nhất cũng như năng suất và sản lượng rau cao nhất. Đặc biệt năng suất rau cao là do áp dụng kỹ thuật che lưới để trồng quanh năm, rau có che lưới cao hơn hẵn không che lưới.

Tuy nhiên nguyên nhân do chi phí đầu vào cho rau an toàn cao như đầu tư lưới, công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong khi hiệu quả kinh tế không cao, do giá bán chưa rõ ràng so rau thường. Đây là một trong những bức xúc lớn nhất của người trồng rau ở vùng phụ cận này.

Bảng 1.12 : Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở một số xã trồng rau chủ lực thuộc vùng phụ cận TP. Đồng Hới năm 2014

Phường/xã Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Xã Vỏ Ninh ( Quảng Ninh) 133,3 75,17 1.002

Phường Bảo Ninh (Đồng Hới) 30,0 77,67 233,0

Xã Lý Trạch (Bố Trạch) 144,0 120,1 1.729,2

(Nguồn: Thống kê xã Vỏ Ninh, Bảo Ninh và xã Lý Trạch, 2014)[43]

Bảng 1.12 chỉ ra rằng trong 3 xã trồng rau chủ lực, làm vành đai thực phẩm TP. Đồng Hới thì Lý Trạch là xã có diện tích rau lớn nhất, có năng suất và sản lượng rau cao nhất. Nguyên nhân là xã này đất tốt, thuận lợi tưới tiêu, giao thông đi lại dễ dàng, tiêu thụ rau tốt, lợi nhuận cao nên Xã đã chuyển diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại rau, đặc biệt là dưa hấu.

Bảng 1.13: Tỷ lệ diện tích rau an toàn và rau thường ở một số xã/phường- huyện Quảng Ninh - vùng phụ cận TP. Đồng Hới, 2015

Phường/xã Rau an toàn (ha)

Rau thường (ha)

Rau AT so với rau thường (%)

Vỏ Ninh (Quảng Ninh) 89,0 44,0 66,76

Gia Ninh (Quảng Ninh) 53,0 40,8 56,50

Bảo Ninh (Đồng Hới) 10,0 20,0 33,33

Lý Trạch (Bố Trạch) 70,0 74,0 48,61

(Nguồn: Thống kê huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, 2015)[42]

Bảng 1.13 cho ta thấy tỷ lệ diện tích trồng rau an toàn chỉ chiếm 33,33-66,76%, trong đó xã Vỏ Ninh thuộc huyện Quảng Ninh có tỷ lệ diện tích rau an toàn lớn nhất, vì đây là nơi tiếp giáp TP. Đồng Hới, các loại rau trồng chủ yếu là nhóm rau ăn lá, ngắn ngày.Trong lúc đó xã Lý Trạch có diện tích trồng rau lớn cả về rau thường và rau an toàn nhưng tỷ lệ rau an toàn thấp là vì nơi đây trồng các loại rau dài ngày như dưa hấu, dưa gang, ớt, cà, bầu bí mướp, khoai sọ, khoai môn, rau an toàn chủ yếu là rau ăn lá ngắn ngày, những loại rau này có diện tích nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)