Tìnhhình sản xuất rau ở vùng phụ cận thành phố ĐồngHới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)

VII. Ý kiến đề xuất của hộ:

4. Tiêu thụ sản phẩm: ( ).

3.2.1. Tìnhhình sản xuất rau ở vùng phụ cận thành phố ĐồngHới

3.2.1.1. Chủng loại rau trồng tại các hộ điều tra

Quảng Bình nói chung, vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới nói riêng là một trong những địa chỉ có truyền thống trồng rau, có điều kiện thuận lợi về đất đai, thời tiết khí hậu, với nhiều vùng sinh thái khác nhau, và nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm trồng rau lâu đời, với nhiều loại rau phong phú. Để tìm hiểu các chủng loại rau đang trồng tại các địa bàn trồng rau, qua điều tra 90 hộ chúng tôi ghi nhận các loại rau phổ biến.

Bảng 3.4: Chủng loại rau trồng tại các xã vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới

Loại rau Tên Việt Nam Tên khoa học Họ

Ăn lá

1. Cải bẹ Brassica campestris L. Brassicaceae

2. Cải cue Brassica campestris L. Brassicaceae

3. Cải cúc Chry santemum sp Brassicaceae

4. Cải ngọt Brasica integritolia

(West)O.E.Schulz.

Brassicaceae

5 .Cải thìa Brasica chinensis L. Brassicaceae

6. Cải xanh Brasica juncea(L)

Czern.et.Coss

Brassicaceae

7. Rau cần Oenathe javanica (Blume) DC. Apiaceae

8. Hành lá Allium fistulosum L. Apiaceae

9. Mồng tơi Basella rubra L. Basecellaceae

10. Rau dền Amaranthus sp Amaranthaceae

11. Rau muống Ipomoea aquatica Fossk. Convolvulaceae

12.Tía tô Perilla frutescens(L.) Britton Bamiaceae

13. Xà lách Lactuca sativa varcatita L. Astraceae

Ăn quả

14. Dưa leo Cucmis sativus L. Cucurbitaceae

15. Cà chua Lycopersicon esculentum Solanaceae

16. Cà tím Solanum melongena Solanaceae

17. Bí xanh Benincasa hispida Cucurbitaceae

18. Bí đỏ Cucusbita maxima Cucurbitaceae

(Thump) makino

20. Dưa hấu Citrullus lamatus Cucurbitaceae

21. Đậu đũa Vigna unguiculata var. Sesquipedalis(L.) verde

Fabaceae

22. Đậu cô ve leo Phaseolus vuglaris L. Fabaceae

23. Mướp đắng Monordica charantia L. Cucurbitaceae

24. Mướp ngọt Luffa cylindrica (L.) Roem Cucurbitaceae

Ăn củ

25. Cải củ Beta vulgais Fabaceae

26. Khoai lang Impomoea batatas Convolvulaceae

27. Kiệu Allium chinense G.Don (A, bakeriRegel)

Alliaceae

28. Cà rốt Daucus carota L Apiaceae.

(họ hoa tán)

29.Khoai môn,

khoai sọ Colocasia esculenta Araceae

30.Củ đậu Pachyrhizus erosus Fabaceae

Rau gia vị

31. Ớt cay Capsicum annuum Solanaceae

32. Hành lá Allium fistulosum L. Alliaceae

33. Gừng

Bảng 3.4 chúng ta thấy vùng phụ cận TP. Đồng Hới rất đa dạng chủng loại rau, những loại này khá phổ biến trong vùng cũng như ở Quảng Bình và miền Trung. Điều này cho thấy các chủng loại rau đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân và khách du lịch.

Tổng số có 33 loài rau đang có mặt trên địa bàn, trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng cát, vùng ven sông, đồng bằng, ven đồi, trong vườn nhà, ngoài đồng. Trong đó nhóm ăn lá có 13 loài, chiếm 39,4%; 11 loài rau thuộc nhóm rau ăn quả chiếm 33,4%; 14 loài chiếm 45,16%; nhóm rau ăn củ 6 loài chiếm 18,2%. Trong lúc đó nhóm rau rau gia vị 3 loài chiếm 9,1%. Như vậy nhìn chung cơ cấu chủng loại và các giống rau khá phù hợp, đáp ứng nhu dinh dưỡng của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường tiêu thụ tại địa phương. Tuy nhiên chủ yếu vấn là rau ăn lá chiếm tỷ trọng lớn.

Trong tất cả các loài rau hiện trồng, 4 loại rau sản xuất theo quy trình rau an toàn (xà lách, rau cải, hành lá, mướp đắng), như vậy các loại rau được sản xuất rau an toàn rất hạn chế.

kiệu, hành, mướp đắng, ớt cay. Các giống rau này thường có những đặc điểm quý như chất lượng tốt, tính chống chịu cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Đây là những nguồn gen quý phục vụ công tác lai tạo, chọn lọc giống trên địa bàn vùng phụ cận Thành phố. Nhìn chung các giống rau rất đa dạng và phong phú, người dân có thể tự để giống cho vụ sau nên chủ động giống trồng.

Ngoài các giống rau trồng là giống địa phương còn có các giống người dân mua giống từ các công ty giống rau quả, đây là những giống rau có năng suất cao, bao gồm các giống lai F1 cũng như các giống thuần của các công ty giống nhưng người dân không rõ nguồn gốc. Đây là một hạn chế của vùng trồng rau này.

3.2.1.2. Quy mô diện tích trồng rau của các hộ điều tra

Bảng 3.5: Diện tích trồng rau ở các hộ điều tra vùng phụ cận Thành phố Đồng Hới, 2016 Chỉ tiêu Nhóm hộ DT trồng rau thường (m2/hộ) TB ± SE Tỷ lệ (%) Trong đó DT rau an toàn (m2/hộ) TB ± SE Tỷ lệ (%) Nghèo 410,5±30,2 43,4 202,7±88,4 33,9 Trung bình 325,2± 25,3 34,4 229,8±78,0 38,4 Khá 210,3 ±9,5 22,2 165,3±52,0 27,7 Tổng 946,0 100,0 597,8 100,0 Bảng 3.5 cho ta thấy:

- Quy mô diện tích trồng rau thường:

Diện tích rau các loại rau kể cả rau thường và rau an toàn ở các hộ khá lớn (210,3-410,5m2). Diện tích trồng rau chủ yếu là đất vườn nhà, đất tốt, phù hợp quy mộ hộ gia đình hoặc đất chuyên canh rau vùng ven đô, thuận lợi cho chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ.

Tổng diện tích rau trồng của 90 hộ là 946,0 m2

, bình quân 315,3 m2/hộ/nhóm, như vậyquy mô diện tích giữa các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt:

Nhóm hộ thu nhập nghèo có diện tích 410,5 m2/hộ, chiếm 43,4%) > nhóm hộ thu nhập trung bình (325,2m2

/hộ, chiếm 34,4%) > nhóm hộ khá (210,3 m2

/hộ, chiếm 22,2%). Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy diện tích của mỗi hộ so với trung bình/nhóm có độ lệch chuẩn (SE) khá lớn (± 9,5 đến ± 30,2 m2

/hộ). Nguyên nhân là do các hộ khá có điều kiện kinh tế tốt hơn, thu nhập cao thường làm dịch vụ ít quan tâm đến đầu tư trồng rau, nên diện tích nhỏ hơn hộ nghèo và hộ trung bình. Mặt khác,

giữa các nhóm hộ và hộ trong nhóm thì diện tích đất vườn của hộ trồng rau cũng rất khác nhau, nên có sự biến động khá lớn.

- Quy mô diện tích trồng rau an toàn:

Diện tích trồng rau an toàn ở các hộ cũng khá lớn (165,3- 265,7m2). Diện tích trồng rau chủ yếu là cùng với đất làm mô hình rau an toàn do trung tâm Khuyến nông tập huấn, hoặc đất chuyên canh rau tập trùng vùng ven đô được quy hoạch. Đây là những hộ sản xuất giỏi trong nhóm, được Xã thành lập nhóm sản xuất rau an toàn có chất lượng cao, tiến tới có thương hiệu.

Tổng diện tích rau an toàn của 3 nhóm hộ là 597,8 m2

, bình quân 199,2 m2/hộ/nhóm, như vậyquy mô diện tích giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau:

Tương tự, nhóm hộ thu nhập nghèo có diện tích lớn hơn 202,7 m2/hộ, chiếm 33,9%) > nhóm hộ thu nhập trung bình (229,8m2/hộ, chiếm 38,4%) > nhóm hộ khá (165,3 m2/hộ, chiếm 27,2%). Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy diện tích của mỗi hộ so với trung bình/nhóm có độ lệch chuẩn (SE) rất lớn (± 52,0 đến ± 88,4 m2/hộ/nhóm). Nguyên nhân là do các hộ trong các xã khác nhau có diện tích trồng rau an toàn khác nhau tùy điều kiện quỹ đất của Xã khác nhau, nên có sự biến động lớn này (đất được quy hoạch và chuyển đổi đất màu hoặc đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau an toàn).

Tóm lai: Về quy mô diện tích trồng rau/hộ ở vùng rau phụ cận TP Đồng Hới là khá lớn

Diện tích rau thường có quy mô lớn hơn rau an toàn, quy mô diện tích giữa các nhóm hộ khác nhau rõ rệt. Do đó cần đẩy mạnh sản xuất rau an toàn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Bảng 3.6: Diện tích và tỷ lệ hộ trồng một số loại rau chủ lực ở các hộ điều tra vùng phụ cận TP. Đồng Hới 2016 Loại rau Hộ trồng (hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2 ) TB±SE Tỷ lệ (%) 1. Xà lách 90 100,0 106,8± 5,18 22,4 2. Cải 90 100,0 120,5± 6,18 25,3 3. Cải cúc/tầng ô 54 60,0 28,2± 8,40 5,9 4. Dưa leo 31 34,4 83,6± 19,01 17,5 5. Hành 74 82,2 90,5± 4,12 19,0 6. Cà 26 28,9 46,8± 12,10 9,8 Tổng 476,4

- Loại rau ăn lá như xà lách, cải có 90 hộ trồng, đạt100%, tiếp đến hành lá 84 hộ chiếm 82,2 %, rau cải cúc/tầng ô chiếm có 54 hộ trồng, chiếm 60,0%, dưa leo có 31 hộ trồng chiếm 34,4%. Nguyên nhân những loại rau này được nhiều hộ trồng và tỷ lệ diện tích lớn là do nhu cầu tiêu thụ tại địa phương rất cao, thường xuyên, đều đặn quanh năm và được sử dụng ăn sống, nấu canh, nấu lẫu. Mặt khác những loại rau này có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có thể trồng quanh năm, nhiều lứa/năm, khả năng tiêu thụ nhanh, có hiệu quả kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn… nên số hộ trồng nhiều. Trong lúc đó một số loại rau ăn quả chủ yếu trồng vụ Đông Xuân như cà các loại (28,9%), những loại này có năng suất cao, thời gian cho thu quả dài và đó cũng là cơ cấu theo mùa vụ (mùa hè cùng với dưa hấu, mướp đắng, ớt) và thường cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chỉ những hộ có diện tích lớn, có khả năng đầu tư kỹ thuật hoặc chuyên trồng lại rau ăn quả.

- Cơ cấu diện tích, chủng loại: Nhìn chung cơ cấu diện tích cũng như cơ cấu các chủng loại rau rau chưa cân đối giữa các nhóm rau ăn lá, ăn quả, ăn củ và gia vị. Tỷ lệ diện tích rau ăn lá như cải, xà lách, hành lá cao nhất (19-23,5%). Các loại rau khác từ mặc dù nhiều hộ trồng nhưng diện tích mỗi hộ chiếm 5,9-17,5%. Nguyên nhân họ thường trồng loại rau nào có hiệu quả kinh tế cao thì được chú ý trồng nhiều.

Như vậy loại rau trồng, tỷ lệ hộ trồng và cơ cấu diện tích mỗi loại có sự khác nhau rõ rệt, do sự hấp dẫn của hiệu quả kinh tế thu được, nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, đặc biệt khả năng tiêu thụ tốt cũng như tập quán canh tác của người dân là tận dụng đất vườn, đất tốt - đất gieo mạ, đất phú sa dọc bờ sông để trồng rau. Vì vậy cần quy hoạch và định hướng sản xuất rau hàng hóa theo cơ cấu chủng loại hợp lý.

3.2.1.3. Năng suất rau của các hộ điều tra

Bảng 3.7: Năng suất rau thường và rau an toàn tính trung bình/hộ tại các điểm điều tra vùng phụ cận Thành phố Đồng Hới năm 2016

Chỉ tiêu Địa điểm Rau an toàn (tấn/ha) Rau thường (tấn/ha)

NS rau an toàn so với rau thường Tấn/ha Tỷ lệ % Vỏ Ninh 18,50 19,10 - 0,60 -3,14 Gia Ninh 18,90 19,60 -0,70 -3,57 Bảo Ninh 19,20 20,30 -1,10 -5,41 Lý trạch 20,10 22,90 - 2,80 -12,22 Bình quân 19,18 20,50 -1,30 -6,08 Bảng 3.7 cho ta thấy:

Năng suất rau thường và rau an toàn ở vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới là khá cao. NS rau thường bình quân 20,50 tấn/ha cao hơn NS rau an toàn 19,18 tấn/ha nhưng không đáng kể (hơn 7,8%), nhưng cao gần gấp đôi so năng suất rau bình quân toàn tỉnh Quảng Bình (chỉ đạt 9,5-10 tấn/ha [ ].

Năng suất rau thường cao hơn rau an toàn ở cả 3 xã điều tra, nhưng không đáng kể (0,60 - 2,80 tấn/ha tức thấp hơn 3,14 -12,2%). Nguyên nhân năng suất rau an toàn thấp thua rau thường là do trong quá trình sản xuất rau an toàn, người dân thực hiện theo qui trình kỹ thuật, bón giảm hàm lượng đạm, trong lúc rau thường người dân bón nhiều đạm hơn nên cây sinh trưởng tốt, non và màu xanh đậm, đẹp hơn.

Điều này cho thấy ngoài việc trồng rau an toàn cho năng suất thấp và về mặt hình thái rau an toàn không hấp dẫn bằng rau thường, trong lúc đó yêu cầu giá bán cao hơn rau thường. Đây cũng là một khó khăn trong quá trình tiêu thụ.

Tuy nhiên hiện nay việc bón phân đạm quá nhiều gây ô nhiễm trên rau đã được chi cục BVTV kiểm tra nhắc nhở thường xuyên, nên có thể đã hạn chế phần nào rau thường bón quá nhiều đạm, do đó năng suất rau thường không cao hơn rau an toàn nhiều thậm chí gấp rưỡi, gấp đôi rau an toàn như trước đây.

Trong 4 điểm điều tra thì NS rau ở xã Lý trạch > Bảo Ninh > Võ Ninh>Gia Ninh

Từ những kết quả điều tra tình hình sản xuất trên, rất cần sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền trong việc phát triển và mở rộng diện tích rau an toàn trên địa bàn Tỉnh.

3.2.1.4. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra

*Các kênh tiêu thụ rau của các hộ điều tra

Đặc điểm quan trọng đối với sản phẩm rau là tiêu thụ cây, lá, củ, quả tươi, do đó thời gian bảo quản sau thu hoạch ngắn, tỉ lệ hao hụt cao, giảm số lượng và chất lượng. Do đó rau phải được tiêu thụ nhanh và có kế hoạch. Qua điều tra quá trình tiêu thụ sản phẩm rau từ sản xuất đến tay người tiêu dùng của các hộ, với 4 nhóm rau chính (ăn lá, ăn quả, ăn củ và gia vị), kết quả thu được như bảng 3.17

- Kênh tiêu thụ rau ở vùng điều tra có 6 thành phần tham gia: Người trồng rau, thương lái/thu gom, người bán buôn/sỹ, người bán lẻ, người chế biến rau và người tiêu thụ với 5 kênh tiêu thụ chính, mỗi kênh 1-2 khâu trung gian rồi đến tay người tiêu thụ. Sau đây là các kênh tiêu thụ rau theo thứ tự chính  phụ.

Kênh 1: Người trồng rau  Người bán buôn/sỹ chợ đầu mối ở TP. Đồng Hới)  người bán lẻ  người tiêu thụ trong và ngoài Tỉnh

Kênh 2: Người trồng rau  siêu thị, nhà hàng lớn ở TP.Đồng Hới  Người tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

Kênh 2 thường ưu tiên cho các hộ sản xuất rau an toàn, VietGAP

Kênh 3: Người trồng rau  tư thương/thương lái (thu gom)  người bán buôn  người bán lẻ  người tiêu thụ trong và ngoài Tỉnh

Kênh 3 tiêu thường áp dụng cho rau ăn trái, gia vị có khối lượng lớn

Kênh 4: Người trồng rau  người bán sỹ, lẻ chợ địa phương  người tiêu thụ tại địa phương hoặc người qua đường.

(Kênh 4 thường tiêu thụ rau tại chỗ)

Kênh 5: Người trồng rau  cơ sở chế biến  Người tiêu thụ (nhà hàng, bếp ăn tập thể, người tiêu thụ tại địa phương, trong và ngoài Tỉnh)

(cơ sở chế biến rau như mắm cà, mắm dưa, ớt bột, tương ớt...  người tiêu thụ tại địa phương, trong và ngoài tỉnh)

Bảng 3.8.Các kênh tiêu thụ rau chính và tỷ lệ hộ tiêu thụ qua các kênh ở các hộ điều tra Chỉ tiêu Kênh tiêu thụ Số hộ tiêu thụ (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Chợ đầu mối ở TP. Đồng Hới 39 43,33

2. Siêu thị, nhà hàng lớn TP. Đồng Hới 17 18,88

3. Người thu gom (thương lái) 9 10,00

4. Người bán sỹ, lẻ chợ địa phương 22 24,44

5. Cơ sở chế biến 3 3,33

Cộng 90 100

Bảng 3.8: cho thấy: Sản phẩm rau tươi thường bán qua nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Có 5 kênh tiêu thụ chính, trong đó kênh 1 có số hộ bán rau ở chợ đầu mối có 39 hộ chiếm 43,33%, tiếp theo kênh người bán sỹ, lẻ chợ địa phương có 22 hộ chiếm 24,44%.

Mặc dù chúng tôi điều tra khối lượng và chủng loại rau tiêu thụ của mỗi hộ nhưng các hộ không thống kê được, nên chúng tôi chỉ đề cập đến số hộ và tỷ lệ hộ tiêu thụ rau qua 5 kênh chủ yếu:

- Hộ tiêu thụ rau tại chợ đầu mối tại TP. Đồng Hới: Đây là nơi hộ trồng rau tới bán với số lượng lớn, thường xuyên và nhiều chủng. Người thu gom cũng tới chợ đầu mối để bán. Kênh 1 tiêu thụ số lượng rau lớn nhất (cả rau thường và rau an toàn). Chợ đầu mối - bán buổi khuya (khoảng 3-5 giờ sáng),

- Hộ tiêu thụ rau tại chợ địa phương (buổi sáng 6-12 giờ).

- Hộ tiêu thụ rau ở siêu thị, nhà hàng, người thu gom (thương lái), cơ sở chế biến rau... Đây là 3 kênh bán lẻ với số lượng nhỏ hơn (50-100kg/ngày), kênh này tuy lượng rau ít hơn nhưng có tính linh hoạt về khối lượng, chủng loại, thời gian tiêu thụ và ổn định giá cả hơn.

Tóm lại: Vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới đã hình thành 5 kênh tiêu thụ chính, trong đó kênh tiêu thụ ở chợ đầu mối là lớn nhất (43,33%).

Ngoài ra còn một kênh tiêu thụ rau trực tiếp cho bếp ăn tập thể, sạp bên đường... Điều này cho thấy kênh tiêu thụ rau rất phong phú, linh hoạt. Đây là thuận lợi lớn của người trồng rau vùng nay.

3.2.1.5. Hiệu quả kinh tế các hộ trồng rau ở vùng phụ cận TP. Đồng Hới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)