Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 46)

VII. Ý kiến đề xuất của hộ:

4. Tiêu thụ sản phẩm: ( ).

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân số và lao động

Dân số Tỉnh tính đến năm 2014, Quảng Bình có 868.174 người, với mật độ dân số đông nhất là 100 người/km2. Sự phân bố dân cư của tỉnh không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (698.642 người chiếm 80,47%) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động nông thôn dư thừa phải ra thành phố kiếm việc làm. Phần dân cư hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, văn phòng hành chính sự nghiệp thương mại và dịch vụ rất hạn chế. Khu vực thành phố chỉ có 169.532 người chiếm 19,53%. (Bảng 3.3)

Bảng 3.3.Dân số và lao động của Quảng Bình năm 2014 tính bình quân theo huyện,

thị xã và thành phố ĐVT: Người

Dân số

Các huyện

Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị và nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh 868.174 434.512 433.662 169.532 698.642 TP. Đồng Hới 115.923 57.834 58.089 78.535 37.388 Thị xã Ba Đồn 104.950 52.248 52.702 45.854 59.105 Minh Hóa 49.211 24.533 24.678 6.030 43.181 Tuyên Hóa 78.425 39.512 38.913 5.771 72.654 Quảng Trạch 105.463 52.431 53.032 - 105.463 Bố trạch 182.508 92.001 90.507 17.439 165.069 Quảng Ninh 89.462 44.960 44.502 4.515 84.947 Lệ Thủy 142.232 70.993 71.239 11.427 130.805

( Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Bình, 2014)

Vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới là huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, và một số phường thuộc TP Đồng Hới tách ra từ huyện Quảng Ninh. Hơn 80% lao

động trong độ tuổi và cũng hơn 82% lao động nông nghiệp với khoảng hơn 50% lao động là nam giới. Đây là lực lượng lao động dồi dào để phát triển rau rất tốt.

- Thu nhập bình quân/đầu người:

Thu nhập trên đầu người của toàn Tỉnh khoảng25,2 triệu đồng/năm (kế hoạch đặt ra 25 triệu đồng/người/năm). Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập: Thu nhập bình quân/người/tháng của tỉnh 1.839.000 đồng/tháng, ở khu vực thành thị 2.831.000 đồng, nông thôn là 1.610.000 đồng. Như vậy thu nhập ở thành thị cao hơn nông thôn.

Mục tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người một tháng phân theo mặt hàng: Đối với Rau: 1,38 Kg Rau / tháng. Mục tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người một tháng phân theo mặt hàng năm 2014 phân theo Thành thị, Nông thôn: Thành thị: 1,53 Kg rau/tháng và nông thôn là 1,34 Kg rau/tháng

GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.260 USD, cao hơn so với năm trước là 1.250 USD, thấp thua thu nhập bình quân cả nước đạt từ 2.200 đến 2.300 USD. (Niên giám Thống kê Quảng Bình, 2014)

Theo số liệu điều tra thực trạng đói nghèo trên địa bàn Tỉnh của các ngành chức năng tỷ lệ hộ nghèo khoảng 7% so với tổng hộ chung. Trong đó tỷ lệ hộ đói nghèo trong toàn tỉnh là 5,7%.

Nhóm hộ nghèo đói có thu nhập khoảng <5.000.000đ/người/năm.

Nhóm hộ trung bình có thu nhập khoảng 10.000.000đ -15.000.000đ/người/năm. Nhóm hộ khá có thu nhập khoảng 25.000.000 đ/người/năm

* Đánh giá chung: Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh, chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất rau của Tỉnh, trong đó có vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới, đó là:

- Thuận lợi:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, nguồn lao động dồi dào, nguồn nhiệt, nguồn nước tưới đảm bảo cho sản xuất. Vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới có địa hình bằng phẳng, đất đai tốt, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển nhanh chóng rau hàng ngày, diện tích trồng rau gần nơi tiêu thụ. Đặc biệt, Thành phố là trung tâm du lịch, dân số đông và khách du lịch ngày càng nhiều, nên nhu cầu tiêu thụ rau cao. Đây là động lực thúc đẩy phát triển rau rất lớn cũng như là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế, xã hội của Vùng.

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai vùng cát còn nghèo dinh dưỡng, đất bị ngập úng trong mùa mưa, hạn hán trong mùa khô, ngoài ra đất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên gây khó khăn cho trong sản xuất rau. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, thu nhập/đầu người chưa cao. Do đó có ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh các loại cây trồng, trong đó có cây rau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng phụ cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 46)