Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)

3 .Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tài liệu, số

liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩađịa.

Thu thập các số liệu về thống kê đất đai, tình hình biến động đất nghĩa trang,

nghĩa địa.

Thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa

Thu thập văn bản, nghị quyết, nghị định, thông tư, điều luật của cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương có liên quan đến nghĩa trang, nghĩa địa.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những báo

cáo, tài liệu hội thảo.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Lập bảng câu hỏi phỏng vấnđiều tra một số đối tượng như:

Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà, cán bộ Văn phòng

Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Thạch Hà.

Cán bộ địa chính TNMT của 31 xã, thị trấn để thu thập thông tin về tình hình quản lý đất, sử dụng đất, giải tỏa, di dời đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn nghiên cứu.

Phỏng vấn ban quản lý nghĩa trang (tại một số nghĩa trang đã có thành lập Ban

quản lý nghĩa trang (nếu có)) để nắm bắt được thực trạng quy hoạch, quản lý và sử

dụng của các nghĩa trang trên địa bàn nghiên cứu.

Điều tra, phỏng vấn 155 hộ dân ngẫu nhiên trên 31 xã, thị trấn (mỗi xã chọn

ngẫu nhiên 5 hộ) thông qua bảng câu hỏi để điều tra việc ảnh hưởng của NTD đến khu

vực dân cư vùng lân cận, đánh giá tình hình sử dụng đất NTD và thăm dò ý kiến của người dân về việc thực hiện dự án xây dựng lò hỏa táng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)