Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 58)

3 .Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

Có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm liền kề về 2 phía của thành phố Hà Tĩnh nên

có điều kiện phát triển theo hướng đô thị hóa của thành phố vì vậy sẽ nhanh chóng tiếp

cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển thương mại dịch vụ và hình thành các khu đô thị vùng lân cận, nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Mặt khác do nằm trên trục hành lang kinh tế Hà Nội - Vinh - Vũng Áng sẽ được xây dựng (giai đoạn 1 qua huyện) với mục tiêu xây dựng thành vùng kinh tế động lực; đây là cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển của huyện. Bên cạnh đó Thạch Hà có lợi thế là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây giữa Thái Lan - Lào - Việt Nam

vì vậy lợi thế về vị trí hết sức quan trọng đối với Thạch Hà.

- Có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng (khai thác mỏ sắt

Thạch Khê) và những cụm công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vật

liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, phát triển các trung tâm thương

mại...với việc hình thành khu công nghiệp - cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung. Các khu cụm công nghiệp được nình thành dọc theo Quốc lộ 1A và đường tránh Quốc lộ 1A.

- Điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước...thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi có quy mô tập trung; hình thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, trồng rau để tiêu dùng và cung cấp cho thành phố.

- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo. Có hệ thống các đơn vị, tổ chức

sản xuất Nông - Lâm nghiệp với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm

thực tế nên thuận lợi cho việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Huyện có địa hình dốc từ Tây sang Đông, thời tiết khắc nghiệt, thường gây ra

các hiện tượng thiên tai khó lường, nhất là hạn hán, bão lũ... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư cao, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều giữa các địa phương; vẫn còn nhiều xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn

mới năm 2016 nhưng mức độ đạt chuẩn các tiêu chí đang còn thấp, chưa bền vững. Mô hình kinh tế quy mô lớn thành lập trong năm còn chiếm tỷ lệ thấp (16,88%); chất lượng, hiệu quả các mô hình chưa thực sự bền vững; phát triển các hình thức tổ chức

sản xuất chưa đồng đều.

- Việc thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp đã được quy hoạch còn hạn chế. Thiếu các giải pháp tích cực, cụ thể để phát triển doanh nghiệp nhỏ, vừa và hợp tác xã ở địa bàn nông thôn.

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng còn bất cập; chất lượng

chuẩn bị hồ sơ dự án chưa đảm bảo yêu cầu nên dẫn đến đa số công trình triển khai

chậm so với kế hoạch, chưa bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng kịp thời làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và tiến độ công trình.

Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn, phần lớn là lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề cao. Do vậy khó tiếp cận với các thiết bị máy móc, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Một số vấn đề bức xúc trong lĩnh vực văn hóa xã hội chưa được giải quyết kịp

thời như: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn còn cao (18%); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp (52,09%); tỷ lệ tăng dân số còn cao 0,95%; cơ sở vật chất ngành y tế và giáo dục còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác cải cách hành chính trên một số mặt chưa tốt. Một số chủ trương

quan trọng của cấp trên chưa được thực hiện nghiêm túc; các đoàn thể chưa tích cực

trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư.

- Cở sở hạ tầng thương mại phát triển còn chậm, quy mô xuất khẩu nhỏ, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, đa dạng, khả năng cạnh tranh thấp, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến thô, thị trường và nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu gặp khó khăn và thiếu ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)