3 .Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trong nhiệm kỳ qua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Hà lần
thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả
toàn diện và nổi bật. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn
2014 - 2015 đạt trên 14%.
Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,1 triệu đồng/người/năm, tăng
4,05 triệu đồng so với năm 2014.
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng
các ngành phi nông nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp nhưng với tốc độ chậm. Cơ cấu kinh tế huyện năm 2016 như sau:
- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 28,31 %; - Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,42 %; - Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 35,27 %.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Hà qua các năm
Đơn vị tính: % GDP
Tỷ trọng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Công nghiệp - Xây dựng 36,11 36,04 36,42
Dịch vụ 36,71 36,79 35,27
Nông nghiệp 27,18 27,17 28,31
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà năm 2015, năm 2016)
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Thạch Hà năm 2016
So với số liệu của tỉnh Hà Tĩnh và cả nước thì kinh tế của huyện Thạch Hà tập
trung nhiều vào khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản. Mặc dù đã giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp nhưng tỷ trọng của ngành này vẫn còn cao.
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
* Dân số
Dân số trung bình của huyện năm 2016 là 133.944 người; mật độ dân số là 378
51,43%. Hàng năm dân số của huyện không ngừng tăng lên cả về tăng cơ học và tăng
dân số tự nhiên (tăng từ 0,86% năm 2010 lên 0,95% năm 2016).
Bảng 3.2. Tổng dân sốvà cơ cấu dân số phân theo giới tính và khu vực
Năm Tổng số (Nghìn người) Tỷ lệ tăng (%) Cơ cấu theogiới tính (%) Cơ cấu theo khu vực (%)
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2012 131.468 100,07 49,61 50,39 7,35 92,65 2013 131.501 100,03 49,63 50,37 7,29 92,71 2014 132.749 100,95 48,86 51,14 7,44 92,56 2015 133.221 100,36 48,86 51,14 7,41 92,59 2016 133.944 100,54 48,57 51,43 7,34 92,66
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà năm 2015, 2016)
Dân số khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao 92,66%, dân số khu vực thành thị chỉ
chiếm từ 7,34% dân số của huyện.
Trong những năm gần đây, diện mạo của các khu thành thị và nông thôn của
huyện Thạch Hà đã có nhiều thay đổi, với việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường,
trạm ngày càng hoàn chỉnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ, vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa cho nhân dân đang là vấn đề được huyệnđặc biệt quan tâm. Với
sự phát triển các khu dân cư nông thôn còn thiếu quy hoạch, phần lớn vẫn mang tính
tự phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển nông thôn nói chung và quy hoạch phân bố
các khu nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường nói riêng. Điều này đòi hỏi huyện Thạch
Hà cần có cái nhìn dài hạn và sớm quy hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
trong thời gian tới.
3.1.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Giao thông huyện Thạch Hà chủ yếu là giao thông đường bộ, còn các loại hình
giao thông khác như giao thông đường sông, đường sắt và đường biển còn hạn chế.
Tổng chiều dài đường bộ hiện có trên địa bàn huyện Thạch Hà là 271,19 km và
1.097,4 km đường trục chính xã và thôn xóm; trong đó: Đường Quốc lộ 1A dài 23,31 km; tỉnh lộ có 5 tuyến, dài 56,13 km; đường huyện có 3 tuyến, dài 35,27 km; đường
liên xã gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 122,27 km; đường trục xã có 9 tuyến với
chiều dài 26,25 km; đường du lịch Thạch Hải - Đền Lê Khôi có chiều dài 8,02 km. Quốc lộ: Thạch Hà có QL1A qua thị trấn và QL1A đoạn tránh TP.Hà Tĩnh, đây là đường trục quan trọng nhất nối liền huyện với TP. Hà Tĩnh và các huyện khác trong
tỉnh. Tuyến và mặt đường QL1A mới được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III,
hoàn chỉnh mặt đường bê tông nhựa.
Tỉnh lộ và huyện lộ: Đạt tiêu chuẩn cấp V, VI (trừ vài đoạn cấp III và IV).
Đường tỉnh lộ có mặt đường chủ yếu là láng nhựa và cấp phối, hiện nay xuống cấp
nhiều, riêng đường huyện tỷ lệ mặt nhựa chiếm 60% còn lại là cấp phối. Trong những năm qua toàn huyện đã mở rộng, nâng cấp được 416 km đường nhựa, đường bê tông,
đến nay đã có 31/31 xã, thị trấn có đường nhựa, đường bê tông đi qua.
Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã có bề mặt rộng từ 3,5 – 7 m, đa số mặt
láng nhựa, bê tông nhưng tình trạng kỹ thuật xấu.
Đường trục chính xã: Có bề mặt rộng khoảng 3,5 - 5 m, tình trạng kỹ thuật từ
trung bình đến xấu.
* Thủy lợi, cấp, thoát nước
- Thủy lợi: Công tác thủy lợi được đầu tư nâng cấp 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ
chứa nhỏ và cơ bản kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Đến nay đã kiên cố hóa được
trên 50% số km kênh mương và nâng cấp 13 km đê trên địa bàn.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là từ hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên và trên 10 đập lớn, nhỏ (đập Cầu Trắng, đập Xạ, đập Bún, đập Khe Xai, Khe Giao, hệ thống sông Già...) tưới ổn định trên
7.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có trên 140 km kênh
mương kiên cố và hơn 68 trạm bơm điện, bơm dầu phục vụ sản xuất vào mùa khô hạn.
* Năng lượng
Hệ thống điện trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh, toàn huyện có 170 km đường
dây trung thế (cấp điện áp 35KV và 22KV), có 600 km đường dây hạ thế và 124 trạm
biến áp với tổng công suất 22.200 KVA. Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%.
* Văn hóa - thể thao
Năm 2015 tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 33/TW ngày 9/6/2014 Hội
nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di
sản văn hóa được quan tâm đầu tư. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được triển khai tích cực,
có hiệu quả. Các hoạt động văn nghệ và thể thao quần chúng được các cấp, các ngành
và đông đảo nhân dân quan tâm; tổ chức nhiều giải đấu thể thao chào mừng các sự
kiện quan trọng.
* Y tế
Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chuyển biến tích cực;
áp dụng các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất
cho Trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế cơ sở. Dự kiến thêm 6 xã đạt chuẩn quốc gia y
tế xã giai đoạn đến 2020, bằng 120% kế hoạch. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y
tế triển khai đạt hiệu quả đảm bảo các mục tiêu và một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được đẩy mạnh.
* Giáo dục và đào tạo
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược và các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục toàn diện, mũi nhọn phát triển và đạt
kết quả khá; triển khai thực hiện các mô hình dạy học mới có hiệu quả; huyện được
công nhận hoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (được
Bộ GD-ĐT phúc tra, đánh giá cao); phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập
giáo dục THCS được duy trì và đạt ở mức bền vững;
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016).