Phong tục tập quán của người Hà Tĩnh trong việc an táng và sử dụng đất nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)

3 .Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.1. Phong tục tập quán của người Hà Tĩnh trong việc an táng và sử dụng đất nghĩa

nghĩa trang nghĩa địa

3.4.1.1. Về phong tục tổ chức tang lễ

Đối với đồng bào theo đạo Công Giáo, mọi người khi qua đời đều được tổ chức

tang lễ như nhau không phân biệt là người đó chết ở đâu hay chết vì lý do gì. Đặc biệt

là trẻ em chưa đủ nhận thức khi qua đời thì càng được coi trọng, vì quan niệm là linh hồn đó chưa phạm tội với Thiên Chúa.

Đối với người không theo đạo Công Giáo, khi người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết ở nhà thường được tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian từ 24 - 36 giờ thì đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực chôn cất theo phong

tục tập quán của địa phương.

Khi người chết tại bệnh viện hoặc do tai nạn, thường được tổ chức tang lễ tại địa điểm công cộng như nhà tang lễ, khu đất trống của khu vực chôn cất. Vì theo quan niệm của người dân, những người chết ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp

những điều không may mắn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nơi đã đưa về gia đình để tổ chức tang lễ và tưởng niệm chongười chết.

Khi có người chết trẻ hoặc chết do mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức

tang lễ cũng thường được tổ chức tại gia đình nhưng thời gian tổ chức thường trong vòng 24 giờ sau khi chết, thậm chí có những nơi nếu trẻ em chết ở bệnh viện thì đưa

thẳng về nghĩa trang chôn cất luôn, không đưa về gia đình kể cả vào ban đêm.

3.4.1.2. Về phong tục táng người chết

Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, nếu là đồng bào theo đạo Công Giáo thì thi

hài được đưa đến Nhà thờ để làm lễ an táng rồi mới đưa đi chôn cất tại khu vực nghĩa

trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với những người không theo đạo

Công Giáo thì sau khi làm lễ an táng tại gia đình thì thi hài được đưa đi chôn cất tại

khu vực nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với những vùng đô

thị như thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh hoặc một số thị trấn khác do có ít diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa nên những người có quê quán ở vùng nông thôn thì hoặc

theo mong muốn của chết hoặc thân nhân người chết mà việc chôn cất người chết thường được đưa về nghĩa trang quê nhà, nhiều người được đưa về quê để chôn cất với

ý niệm được về với ông bà tổ tiên. Người Hà Tĩnh có tập quán táng người chết chủ yếu

theo hai hình thức là chôn 1 lần vĩnh viễn, không cải táng hoặc chôn bằng quan tài gỗ

và sau một thời gian thì cải táng đến vị trí mới. Hiện nay trên địa bàn đã có nhà hỏa táng nhưng việc hỏa táng chưa phổ biến.

Đối với đồng bào không theo đạo Công Giáo, theo lời kể của các cụ cao tuổi, trước kia việc lựa chọn địa điểm chôn cất người chết rất quan trọng, phải nhờ các

“Thầy địa lý” xem và chọn giúp, tùy từng người mà lựa chọn vị trí và hướng đặt mộ

cho “hợp”, có người hợp với việc táng ở gò cao, có người hợp với táng ở chỗ trũng, có người hợp với hướng bắc, có người lại hợp hướng nam,… Khi “Thầy” đã chọn thì không cần biết đất đó hiện đang sử dụng vào mục đích đất gì, con cháu phải có trách nhiệm thỏa thuận hoặc làm cách nào đó đểcó được đất (trừtrường hợp bất khả kháng thì “Thầy” xem và chọn chỗ khác), đa sốđược chọn ở khu đất sản xuất nông nghiệp:

đất trồng lúa, trồng màu,… điều này dẫn đến tình trạng hiện nay các ngôi mộ được chôn rãi rác rất nhiều nhưng không cất bốc được, thậm chí có những gia đình do đi làm ăn xã không chăm sóc được nên mất dấu vết, nay không tìm thấy mộ người thân. Sau này, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người ta lựa chọn vị trí táng người

chết theo xu hướng tập trung, cách xa khu dân cư, thuận tiện đi lại và chăm sóc mộ. Vì thế các nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô lớn ngày càng nhiều, việc chôn cất của các họ

cũng tập trung hơn, ít phân tán hơn trước. Ngày nay, xu hướng xây dựng lăng mộ to,

rộng và lộng lẫy đang nở rộ từ thành phố đến nông thôn, đó được cho là một phương

thức báo hiếu với đấng sinh thành.

Đối với đồng bào theo đạo Công giáo thì với quan niệm “Con người được sinh ra từ cát bụi thì khi chết cũng trở về cát bụi” nên khi các vị chức sắc như Linh mục, Tu

sỹqua đời thì được an táng trong khuôn viên Nhà thờ hoặc khu vực nghĩa trang dành riêng cho các vị Linh mục, tu sỹ. Còn giáo dân qua đời thì được an táng tại nghĩa trang theo quy định, không nhờ “Thầy địa lý” nên các khu vực nghĩa trang của người Công

Giáo thường được chôn cất theo hàng và theo một hướng thống nhất, thường là hướng về làng hoặc hướng về Nhà thờ gần nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)