3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Luận văn thạc sỹ với nội dung nghiên cứu về “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Quốc Khánh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chỉ ra được những tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất của quận Long Biên, đề xuất được các biện pháp để tăng cường hơn nữa công tác quản lý sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân và các tổ chức [23].
Luận văn thạc sỹ với nội dung nghiên cứu là “Đánh giá tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của tác giả Phạm Văn Sơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [24], đã đánh giá được kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng, những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và đề xuất giải pháp cụ thể để giải quyết những tồn tại trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Luận án tiến sỹ với nội dung nghiên cứu là “Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển” của tác giả Đặng Anh Quân, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Lund, Thụy Điển, đã nêu được thực trạng hệ thống đăng ký đất đai tại Việt Nam, đồng thời so sánh với hệ thống đăng ký đất đai tại Thụy Điển, nêu lên được những nội dung hệ thống đăng ký đất đai của Thụy Điển mà Việt Nam cần ứng dụng để thực hiện hệ thống đất đai Việt Nam được tốt hơn [25].
Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả như Dương Văn Liễu, cho thấy VPĐK thành lập và hoạt động theo phương châm lấy người sử dụng đất và yêu cầu giao dịch của xã hội là trung tâm và đối tượng phục vụ. Hoạt động của VPĐK cũng còn nhiều yếu điểm chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết hồ sơ đảm bảo tiến độ theo quy định của pháp luật hiện hành và cam kết đơn giản hoá thủ tục hành chính [26].
Tuy nhiên, các nghiên cứu này hoặc chỉ hệ thống lại cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai hoặc đánh giá chung tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ đưa ra được một số giải pháp mang tính khu vực, chưa có công trình nghiên cứu tổng kết công tác này và đưa ra hệ thống những giải pháp để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và đối với địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng. Với những lý do và thực tế như trên, việc tiếp tục nghiên cứu công tác này trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ góp phần tổng kết, đánh giá thực tiễn công tác đăng ký cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn và làm rõ thêm những luận chứng khoa học về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU