3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tại Phòng
Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và các phòng chuyên môn tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.
Thu thập các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương về chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất. Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, báo cáo, thu thập thông tin từ Internet để có số liệu hoạt động đăng ký đất đai tại tỉnh Phú Yên.
2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, số liệu này có được từ việc áp dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn người sử dụng đất qua bảng hỏi, phiếu điều tra.
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức, viên chức), ... Số lượng phiếu điều tra là 50 phiếu.
Phỏng vấn cán bộ của Văn phòng đăng ký: điều tra 20 phiếu về cách đánh giá cũng như gợi ý đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Văn phòng đăng ký đất đai.
Kết quả tổng hợp 70 phiếu điều tra tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại điểm nghiên cứu được thể hiện theo bảng ….
Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra
Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ đánh giá
Ghi chú Tốt, thủ tục
đơn giản Bình thường
Kém, thủ tục phức tạp Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %
Mức độ tạo điều kiện của
cấp có thẩm quyền 70 30,0 70 51,4 70 18,6 Có một số góp ý: Cần đơn giản các loại thủ tục, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ Thái độ của cán bộ hướng dẫn hồ sơ 70 25,7 70 35,7 70 38,6 Thủ tục đăng ký 70 31,4 70 48,6 70 20,0
Trình độ chuyên môn của
cán bộ 70 21,4 70 55,7 70 21,4
Nguồn: Kết quả điều tra, năm 2017.
2.4.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích và so sánh để đưa ra đánh giá về thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.
2.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập được để từ đó xử lý, phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra các thông tin như các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ,… để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ
DỤNGĐẤT TẠI TỈNH PHÚ YÊN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 12°42'36" đến 13°41'28" độ vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh độ Đông. Vị trí của tỉnh tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định. Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà. Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 502.342,56 ha, chiếm trên 1,50% DTTN cả nước, toàn tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 112 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh có cả đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế-xã hội toàn tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phía Đông Phú Yên là biển Đông, ba mặt còn lại đều có núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - đèo Cả ở phía Nam và phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn. Giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn trải dài ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa thuộc huyện Sơn Hòa là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do hai con sông Ba và Kỳ Lộ bồi đắp. Đại bộ phận diện tích là núi cao và trung bình, còn lại là vùng gò đồi, vùng bằng thấp ven biển. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, có thể chia địa hình tỉnh Phú Yên như sau:
Địa hình bằng thấp (kể cả sông sối và MNCD, hồ), diện tích 96.222,56 ha, chiếm 19,15% diện tích tự nhiên.
Độ dốc từ 0o - 3o diện tích 53.955 ha, chiếm 10,74% diện tích tự nhiên.
Độ dốc 3o - 8o diện tích 47.160 ha, chiếm 9,39% diện tích tự nhiên.
Độ dốc 8o - 15o diện tích 37.191 ha, chiếm 7,40% diện tích tự nhiên.
Độ dốc 15o - 20o diện tích 32.931 ha, chiếm 6,56% diện tích tự nhiên.
Độ dốc trên 20o diện tích 234.883 ha, chiếm 46,76% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng, có tất cả các loại địa hình như đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, thấp dần từ Tây sang Đông. Phần lớn diện tích có độ dốc lớn. Yếu tố địa hình chi phối đến điều kiện khí hậu, thủy văn chủ yếu là ảnh hưởng của dãy núi Cù Mông, núi Vọng Phu, dãy núi Đèo Cả, cao nguyên Vân Hòa, thung lũng sông Ba và sông Kỳ Lộ. Do địa hình đồi, núi cao nhiều nên khả năng khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất nông nghiệp cũng bị hạn chế.
3.1.1.3. Khí hậu
Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 - 270C. Tổng nhiệt độ năm vùng đồng bằng ven biển, ở độ cao dưới 100 m đạt 95000C- 98000C, vùng núi ở độ cao dưới 400 m giảm còn trên dưới 85000C - 95000C, ở độ cao 1000 m chỉ còn trên dưới 75000C. Lượng mưa trung bình các năm khoảng 1.200 - 2.300 mm. Vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng núi cao đón gió Chư Mu và Đèo Cả với lượng mưa trung bình năm trên 2.200 mm; vùng có lượng mưa thấp nhất là thung lũng sông Ba, Krông Pa, Sơn Hòa lượng mưa trung bình 1.200 mm; tiếp theo là vùng thung lũng sông Kỳ Lộ, Xuân Phước với lượng mưa trung bình 1.330
mm. Lượng mưa trung bình mùa mưa chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm, gây nên sự mất cân bằng nước giữa hai mùa. Mùa mưa ngắn và tập trung là nguyên nhân hình thành lũ lụt, gây xói mòn rửa trôi đất. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 80 - 85% và tăng dần theo độ cao. Tổng số giờ nắng cao, trung bình từ 2.300 giờ đến 2.600 giờ/năm, phân bố không đều theo mùa. Theo chuỗi số liệu từ năm 1956-2014, trung bình hàng năm Phú Yên có 0,35 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào khu vực tỉnh (theo Đài KTTV Nam Trung bộ tổng hợp).
Tóm lại: Khí hậu tỉnh Phú Yên khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Khí hậu các tiểu vùng miền núi mưa nhiều, nhiệt độ thấp thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, mía,… còn tiểu vùng đồng bằng thì mưa ít hơn, nhiệt độ cao hơn thích hợp trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản,… Tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng cao, nắng nóng gây hạn hán làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân nhất là huyện Sơn Hòa (thiếu nước sinh hoạt và sản xuất). Cuối năm 2016 thì lũ lụt gây ngập sâu trên địa bàn vùng đồng bằng của tỉnh; gây sạt lở, sói mòn đất vùng đồi núi; làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng, …ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Vì vậy cần phải bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để điều hòa khí hậu, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối ở Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, dãy Cù Mông ở phía Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn.Nguồn nước sông Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Nguồn nước sông Bàn Thạch với tổng lượng dòng chảy của sông 0,8 tỷ m3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sông Kỳ Lộ là 1.950 km2, trong đó phần trong tỉnh là 1.560 km2.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nước ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m3/ngày là thuận lợi mà không phải bất kỳ tỉnh duyên hải miền Trung nào cũng có được.
- Nước khoáng: Theo tài liệu điều tra của ngành địa chất, trên lãnh thổ Phú Yên đã phát hiện được 4 điểm nước khoáng nóng ở Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Phước Long ở xã Xuân Long, Triêm Đức (huyện Đồng Xuân) và Phú Sen, huyên Phú Hòa cách thành phố Tuy Hòa 20 km về phía Tây. Nguồn tài nguyên nước khoáng ở Phú Yên khá phong phú, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được điều tra, đánh giá một cách
đầy đủ và hệ thống khoa học để khai thác hợp lý. Riêng nguồn nước khoáng Phú Sen từ 1996 đã được khai thác để chế biến với công suất 7,5 triệu lít/năm, đến nay công suất khai thác nguồn nước khoáng này là 10 triệu lít/năm.
b. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi, gồm các nhóm đất sau:
Nhóm đất cát biển: Diện tích 15.009 ha, chiếm 2,97% diện tích tự nhiên. Nhóm đất mặn phèn: Diện tích7.899 ha, chiếm 1,57% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất phù sa: Diện tích 55.752 ha, chiếm 11,05% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất xám: Diện tích 39.552 ha, chiếm 7,84% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất đen: Diện tích 18.831 ha, chiếm 3,73% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 336.579 ha, chiếm 66,71% diện tích tự nhiên. Đất mùn vàng đỏ: Diện tích 11.300 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất mùn: Diện tích 10.479 ha.
Nhóm đất thung lũng: Diện tích nhỏ, chỉ có khoảng 1.246 ha.
c. Tài nguyên biển
Bờ biểnPhú Yên dài 189 km, khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn lan ra biển hình thành các Vũng, vịnh, đầm phá. Cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông giàu dinh dưỡng, tạo nên vùng nước lợ ven biển với 3 vùng sinh thái đặc trưng: Vùng cửa sông, vùng đầm phá và vùng vịnh với khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm cá con, là nguồn bổ sung trữ lượng hải sản vùng biển. Vùng nước mặn lợ ven biển rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.
Vùng biển khai thác có hiệu quả của Phú Yên rộng khoảng 6.900 km2. Vùng bãi triều có khả năng nuôi tôm xuất khẩu có diện tích trên 2.000 ha. Với địa thế đầm, vịnh tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là những vùng nước rộng, sâu, kín gió thích hợp cho các loại tàu thuyền lớn hơn 1.000 tấn ra vào trú đậu.
Đặc biệt, Phú Yên có các vùng biển nước sâu và một số vịnh kín gió thích hợp cho việc phát triển cảng biển và hạ tầng dịch vụ nghề cá.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
Nền kinh tế tỉnh tiếp tục ổn định và duy trì mức tăng trưởng 7,8%. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 28,51%; nông - lâm - thủy sản chiếm 24,84% và dịch vụ chiếm 42,99% trong cơ cấu GRDP. Thu nhập bình quân đầu người là 35,9 triệu đồng, tăng 9,43% so năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2017 tăng 5,21% so với cùng kỳ.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất đạt 100,9% so với kế hoạch, tăng 3,7% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 400,7 ngàn tấn, vượt 1,5% so với kế hoạch. Bước đầu đã mời gọi được Tập đoàn TH và Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn. Mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại tiếp tục phát triển, góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao thu nhập cho người dân. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, số vụ phá rừng và diện tích rừng thiệt hại giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác thủy sản tăng 4,3%; trong đó khai thác cá ngừ đại dương tăng 6,6% so cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh. Đã xảy ra tình trạng tôm hùm nuôi chết hàng loạt ở thị xã Sông Cầu, làm thiệt hại lớn cho người nuôi, nguyên nhân chủ yếu là do người dân nuôi tự phát không theo quy hoạch với mật độ dày, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh. Tỉnh đã có chủ trương tạm ứng 05 tỷ đồng để hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại và đề nghị các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất, đồng thời tiếp tục cho vay vốn để tái đầu tư, ổn định đời sống.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Đến nay, toàn tỉnh đạt bình quân 14,4 tiêu chí/xã (tăng 0,64 tiêu chí/xã so cuối năm 2016); ước đến cuối năm 2017 có 45% số xã đạt chuẩn, đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong số 31 xã đã được công nhận đạt chuẩn đến cuối năm 2016, có 10 xãkhông giữ vững các tiêu chí theo quy định, nguyên nhân là do một số tiêu chí được điều chỉnh theo quy định mới như: tiêu chí về hộ nghèo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, an ninh trật tự... Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn các xã thuộc khu vực miền núi và Chương trình bê tông hẻm phố triển khai chậm, do thủ tục đầu tư phức tạp và ảnh hưởng mưa lũ.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,2% so cùng kỳ, đạt 96,7% kế hoạch năm. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số nhà máy tạo ra sản phẩm mới như: phân bón NPK tháp cao, điện sinh khối, dầu vỏ hạt điều…
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ. Đã tổ chức thành công một số hội chợ thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm. Đã