3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Quán Hàu nằm về phía Đông Bắc huyện Quảng Ninh, là trung tâm huyện lỵ của huyện Quảng Ninh.
Thị trấn có vị trí tiếp giáp với các xã như sau: -Phía Bắc giáp xã Lương Ninh
-Phía Đông giáp xã Võ Ninh -Phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh
-Phía Nam giáp xã Võ Ninh và xã Vĩnh Ninh.
Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 325,74 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên của huyện Quảng Ninh, toàn thị trấn có 7 tiểu khu [1].
Hình 3.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Với vị trí địa lý quan trọng là cầu nối giữa huyện Quảng Ninh với thành phố Đồng Hới, thị trấn Quán Hàu là trung tâm kinh tế chính trị của huyện. Quốc lộ 1A chạy qua là đầu mối giao thông quan trọng liên kết huyện với thành phố và các tỉnh, huyện lân cận. Có tuyến đường tránh nối thị trấn với Thành phố giúp điều tiết giao thông và thuận tiện cho việc thông thương giữa huyện và thành phố Đồng Hới và đi các vùng khác. Là cửa sông nơi cửa ngõ của con sông Kiến Giang đỗ ra biển nên nơi đây có nguồn thủy hải sản phong phú, đặc biệt có loại hải sản nổi tiếng đó là “hàu”… chính những điều này là làm cho kinh tế - xã hội địa phương ngày càng nâng cao cùng với việc áp dụng các khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm cho địa phương ngày càng trở nên phồn thịnh hơn.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Quán Hàu nằm về phía Đông Bắc của huyện Quảng Ninh, phía Đông và phía Nam có sông Nhật Lệ chảy qua, địa hình có các dạng sau:
Khu vực phía Đông Nam có địa hình bằng phẳng thuộc đất ruộng cạn.
Khu vực phía Tây, Tây Bắc có dạng đồi, có độ dốc thấp, nghiên dần về hướng Đông, Đông Nam.
Phía Tây Quán Hàu thuộc vùng đất cát pha, sỏi cạn, phía Đông và phía Nam hằng năm có phù sa bồi đắp từ các trận lụt.
Đất đai trên địa bàn thị trấn hầu hết đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau tùy theo vị trí và điều kiện từng vùng, nơi cao trồng màu và cây hằng năm, cây lâu năm, nơi bằng phẳng trồng lúa và bố trí các khu dân cư, vùng thấp trũng sát sông nuôi trồng thủy sản.
Vùng cồn giữa sông do hằng năm thường bị ngập lũ lụt nên chưa được sử dụng tối đa, hiện đang có dự án quy hoạch khu du lịch tại khu vực này [1].
3.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Quán Hàu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ.
Mỗi năm có 2 mùa tương đối rõ: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 28,0oC, nhiệt độ cao nhất lên đến 41,50C, mùa này mưa ít, có gió
Tây Nam xuất phát từ vịnh Began thổi qua Lào, trước khi vào Việt Nam gặp dãy Trường Sơn nên xảy ra hiện tượng “ Phơn”. Nghĩa là phần nhiều hơi nước được giữ lại ở phía Tây Trường Sơn, khi xuống đông Trường Sơn thì trở nên khô và nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt. Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Quán Hàu khoảng 30 - 40 ngày/ năm, cao điểm vào tháng 6.
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 180C, thấp nhất xuống 90C. Mùa này có gió Đông Bắc vùng ôn đới tạo nên các áp lực cao lục địa, di chuyển xuống phía nam qua lục địa Trung Quốc, lấn xuống nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc. Gió này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trấn Quán Hàu làm nhiệt độ giảm so với bình quân nên thường gây ra hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân.
Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1350 - 4000 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa, mưa nhiều tập trung vào khoảng cuối tháng 9, 10 và đầu tháng 11 chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm nên thường xuất hiện bão lũ. Mùa nóng lượng mưa ít, chiếm khoảng 20 - 25% lượng mưa cả năm.
Với lượng mưa như trên thì đây là một hạn chế cho sự phát triển nông nghiệp của thị trấn vì diện tích trồng lúa, hoa màu của thị trấn chiếm phần lớn diện tích, giải pháp hiệu quả nhất là phải chọn lựa ra những loại giống cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn ngày phù hợp.
Độ ẩm không khí hằng năm của huyện Quảng Ninh nói chung và thị trấn Quán Hàu nói riêng khá cao (khoảng 80%), ngay trong những tháng cao nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%, riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quán Hàu thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, khi khối không khí lạnh cực bắc tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới Biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độ ẩm thường trên 85%.
Lượng bốc hơi bình quân hằng năm ở thị trấn Quán Hàu khoảng 1050 mm, trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm. Về mùa nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 5, 6, 7 lớn hơn lượng mưa vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Điểm chung của mạng lưới sông ngòi miền Trung nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng là ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Hầu hết chế độ nước của các con sông trên địa bàn phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa hằng năm, mùa mưa lượng nước từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt một số vùng thấp trũng ven sông, mùa khô nước cạn gây khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Nhật Lệ chảy qua địa bàn thị trấn thuận lợi cho việc đi lại giao lưu, buôn bán và đánh bắt hải sản, do gần cửa biển nên nước mặn vào sâu, ảnh hưởng đến diện tích đất lúa gần sông. Đất trồng lúa chủ yếu sử dụng nguồn nước từ hồ thủy lợi Điều Gà qua hệ thống mương máng phục vụ tưới tiêu, nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt dùng cho sinh hoạt người dân [1].