Những mặt đạt được và chưa đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3. Những mặt đạt được và chưa đạt được

3.3.3.1. Những mặt đạt được

Từ khi luật đất đai 2013 ra đời thi công tác quản lý nhà nước về đất đai được rõ ràng hơn, làm cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp và đúng pháp luật. Cán bộ địa chính quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ qũy đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người sử dụng đất cũng biết được rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong Luật đất đai quy định rõ có 02 nhóm quyền chính của người sử dụng đất, ngoài quyền chung là quyền của bất kỳ người sử dụng đất nào cũng được hưởng thì

nhóm quyền riêng tại thị trấn người sử dụng đất qua điều tra đã thực hiện được 05 quyền là: quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho thuê lại, quyền thừa kế, quyền tặng cho và quyền thế chấp, góp vốn. Các quyền này góp phần không nhỏ đến việc phát triển đô thị và làm tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội góp phần làm cho tình hình quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ hơn. Làm cho mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân được gần gũi.

Nhìn chung, các quyền của người sử dụng đất đã đạt được làm cho thị trấn ngày càng đi lên, phát triển về kinh tế - xã hội thể hiện ở các mặt:

-Công tác đăng ký biến động đất đai như: chuyển mục đích, chuyển nhượng, giao đất, thu hồi đất trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi. Cho thấy đô thị hóa làm cho giá đất tăng cao nên các giao dịch về đất đai được phổ biến hơn. Góp phần tích cực đến sự phát triển của thị trấn.

-Việc lập hồ sơ địa chính từng bước được hoàn thiện và đưa vào sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhằm quản lý đến từng thửa đất và chủ sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, giúp cho thị trấn không để đất bị lãng phí, mà còn thu hút nhà đầu tư, người lao động về đây để phát triển kinh tế.

- Người sử dụng đất hiểu hơn về các quyền của mình và trở nên gắn bó hơn với đất đai cũng như yên tâm hơn với mảnh đất mình đang sử dụng.

- Các biến động về QSDĐ được người sử dụng đất khai báo rõ ràng với cơ quan nhà nước, làm đầy đủ các thủ tục, hạn chế các giao dịch “ngầm” xảy ra trên địa bàn, thể hiện ý thức pháp luật cao trong mỗi người dân.

- Việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý là tiền đề cho việc phát triển kinh tế địa phương cũng như làm cho bộ mặt của thị trấn ngày một đi lên. Người dân an tâm sản xuất, kinh doanh.

- Quá trình đô thị hóa là cơ cấu sử dụng đất thay đổi theo hướng tích cực theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế về đây đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

- Cán bộ địa chính luôn luôn nhiệt tình, hướng dẫn người dân đến làm thủ tục hành chính. Điều này làm cho người dân không còn ngại khi đến làm thủ tục. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp và đúng pháp luật.

3.3.3.2. Những mặt chưa đạt được

- Trong quá trình thực hiện thu hồi đất của hộ gia đình cá nhân để thực hiện các dự án thì chênh lệch về giá đất làm cho người dân không hài lòng với giá đất như vậy khiến cho thực hiện việc giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian.

- Tình hình thực hiện các giao dịch của người sử dụng đất diễn ra ở các tiểu khu khác nhau thì khác nhau. Có một số quyền sử dụng đất ở địa phương này diễn ra sôi động nhưng ở địa phương khác lại trầm lắng. Việc thực hiện quyền thu hồi đất diễn ra sôi động ở tiểu khu 5 là tiểu khu trung tâm, có kinh tế phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Và tiểu khu 4 và tiểu khu 7 các QSDĐ được sử dụng với các mục đích khác nhau. Đối với các tiểu khu sản xuất nông nghiệp thì các giao dịch về đất đai ít xảy ra. Điều này phản ánh sự chênh lệch, không đồng đều trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất giữa các tiểu khu trên địa bàn thị trấn.

- Việc cấp giấy chứng nhận lần đầu còn mất nhiều thời gian. Bản đồ được sử dụng ở đây vẫn là bản đồ giấy. Do vậy còn mất nhiều thời gian phải đi hiện trường đo đạc lại sau đó mới làm thủ tục cấp giấy.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng đất chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Luật Đất đai đã được quan tâm nhưng thiếu thường xuyên. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh còn hạn chế, thiếu kịp thời, chưa đồng bộ và có những chồng chéo, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung và quyền lợi của người sử dụng đất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

- Công việc của cán bộ địa chính thì nhiều nhưng ở đây chỉ có 01 cán bộ địa chính để giải quyết công việc, do đó công việc bị dồn lại, thời gian xử lý hồ sơ lâu, mất nhiều thời gian của người sử dụng đất.

- Trình độ của người sử dụng đất còn hạn chế nên có nhiều sai sót khi đến làm thủ tục hành chính, do vậy mất nhiều lần đi lại mới hoàn thành hồ sơ.

- Chưa có các gói kích cầu đầu tư để thu hút các tổ chức kinh tế về đây để phát triển kinh tế vùng, tạo thêm thu nhập cho người dân.

1. Do vị trí, địa hình của mỗi tiểu khu khác nhau nên việc phát triển kinh tế của mỗi vùng là không giống nhau. Vì vậy, mà có tiểu khu sản xuất nông nghiệp nhưng có những tiểu khu phát triển sản xuất - kinh doanh. Do đó dẫn tới tình trạng người dân đổ về các vùng phát triển kinh tế để sản xuất làm ăn đã làm cho việc giao dịch về đất đai ở đấy sôi động hơn các vùng sản xuất nông nghiệp.

2. Khi về khảo sát tại tổ tiếp nhận và trả kết quả của thị trấn thì thấy điều kiện, phương tiện làm việc ở đây còn thiếu thốn. Phòng làm việc chật chội, chỗ tiếp công dân nhỏ, thiếu ánh sáng. Phương tiện làm việc của cán bộ địa chính thủ công, thiếu thốn.

3. Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian qua tăng cao, trong lúc đó công tác cải cách hành chính đối với lĩnh vực đất đai tuy đã được quan tâm nhưng tiến hành chưa mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai chuyển biến chậm, hiệu quả chưa cao.

4. Nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân chưa cao, nhiều trường hợp khiếu kiện do thiếu hiểu biết pháp luật, việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa thích đáng, chưa đủ sức răn đe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)