Đặc điểm văn học trào phúng trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Đặc điểm văn học trào phúng trung đại Việt Nam

là một bộ phận văn học của tiếng cười. Nói đến thơ trào phúng là nói đến tiếng cười. Thế nhưng, tiếng cười trong thơ trào phúng không chỉ là tiếng cười đùa vui, hài hước chung chung mà trước hết là tiếng cười phê phán, phủ định, gắn với những đối tượng, nội dung hoặc mục đích cười cụ thể, xuất phát từ một lý tưởng xã hội đúng đắn, tiến bộ.

Trong Thơ văn trào phúng Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh đã không ít lần

khẳng nhận về giá trị văn hoá của nghệ thuật trào phúng, ông cho rằng:

Cười cũng có năm bảy thứ cười. Cái cười nhà nho xưa là một cái cười đặc biệt. Hài hước, phỉ báng, cười đã đành, mà trữ tình, đau xót cũng có thể làm bật ra tiếng cười mỉa mai, chua chát. Nếu tiếng cười không xuất hiện, thì một cái gật đầu, một cái nheo mắt đi theo bài thơ, ấy là cả cái cười đã ngụ trong đấy. Nguyên nhân hiện tượng này có thể do hoàn cảnh xã hội, do phong cách riêng của nhà văn, song vẫn xuất phát từ sự bất bình với đối tượng. Họ không làm bật ra tiếng cười, song thực ra họ đang chĩa mũi nhọn trào phúng vào kẻ địch [22, tr.12].

Đúng vậy, tiếng cười trong văn học trào phúng hết sức phong phú, đa dạng. Có tiếng cười dữ dội, hả hê, quyết liệt, mạnh mẽ nhưng cũng có tiếng cười nhẹ nhàng, kín đáo, thâm thúy sâu sắc. Có tiếng cười vang dài, sảng khoái nhưng cũng có tiếng cười pha vị đắng cay, tủi hổ. Tiếng cười trong văn học trào phúng có khi được bộc lộ rõ nét trên bề mặt chữ nghĩa nhưng cũng có khi ẩn đằng sau cảm hứng phê phán, chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Và cao hơn nữa đó là thái độ xót xa, uất nghẹn, bất bình và phẫn nộ trước những hiện tượng đó.

Từ việc tìm hiểu về đặc điểm văn học trào phúng ở trên, nhất là ở thể loại thơ Nôm trào phúng, căn cứ vào mục đích và nội dung của tiếng cười, có thể chia thơ trào phúng thành hai loại nhỏ là thơ thế trào và thơ tự trào. Thơ

thế trào là thơ trào phúng mà nội dung và mục đích của cái cười không phải là nói về bản thân tác giả. Thơ tự trào là thơ trào phúng mà nội dung và mục đích của cái cười chính là bản thân tác giả. Hai loại thơ này mặc dù tồn tại độc lập với nhau, nhưng ở một số trường hợp thì chúng lại có quan hệ đan xen nhau. Cụ thể, có khi một bài thơ thế trào lại có yếu tố tự trào, ngược lại, một bài thơ tự trào nhưng cũng có thể coi là thơ thế trào.

Trong thực tế nghiên cứu, chúng ta nhận thấy sự tồn tại nhiều thuật ngữ liên quan đến trào phúng, trào lộng, châm biếm, đả kích, hài hước, mỉa mai… nhưng không phải bao giờ cũng có sự phân biệt rạch ròi giữa những sáng tác hài hước, châm biếm và đả kích. Mà ngược lại, giữa chúng lại có sự ảnh hưởng qua lại hoặc chuyển hóa linh hoạt từ cấp độ này sang cấp độ khác. Một bài thơ trào phúng không phải lúc nào cũng chỉ có một cung bậc mà luôn đan xen nhiều sắc thái khác nhau. Vì thế, việc phân chia các cung bậc như trên của tiếng cười cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Và các nhà nghiên cứu cũng căn cứ vào phạm vi của tác phẩm trào phúng, có thể chia văn học trào phúng làm hai loại là tác phẩm trào phúng hoàn chỉnh và tác phẩm có yếu tố trào phúng.

Tóm lại, với một số đặc điểm cơ bản về thơ văn trào phúng như trên sẽ là cơ sở để đi sâu hơn vào việc hiểu rõ văn học trào phúng cuối thế kỷ XIX về phương diện văn hoá được thể hiện qua nội dung và nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)