Nghệ thuật trào phúng qua thủ pháp phóng đại và chơi chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 89 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nghệ thuật trào phúng qua thủ pháp phóng đại và chơi chữ

trong văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX

Đặc trưng của văn học trào phúng chính là nghệ thuật tạo nên tiếng cười. Trong nghệ thuật trào phúng, các nhà nghiên cứu phân chia thành nhiều cung bậc khác nhau như hài hước, châm biếm và đả kích. Trong văn học giai đoạn này, cái cười đóng vai trò thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan và quan niệm thẩm mỹ của các tác gia văn học. Tiếng cười được bật lên đã báo hiệu sự suy giảm của quan điểm coi sáng tác để giáo hóa như quan niệm văn học Nho gia truyền thống. Một trong những vấn đề về nghệ thuật của thơ ca trào phúng giai đoạn này là việc sử dụng bút pháp nghịch dị thông qua lối chữ và nghệ thuật

phóng đại để tạo nên tính chất trào phúng. Nhà nghiên cứu về tiếng cười vĩ đại của văn chương nhân loại, học giả Bakhtin trong Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và Phục hưng cho rằng:

Cái nghịch dị (grotesque) là tiêu chuẩn quan trọng nhất của cái hài. Và để tạo nên cái nghịch dị này, có một số thủ pháp quen thuộc. Sự phóng đại, phép ngoa dụ, sự thái quá, sự dư thừa, theo công nhận chung là một trong những dấu hiệu cơ bản của bút pháp nghịch dị” [3,

tr.688].

Đó chỉ là một số thủ pháp quen thuộc mà Bakhtin dẫn ra, ngoài ra để tạo nên bút pháp này còn một số thủ pháp như yếu tố tục, yếu tố bất ngờ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa, phép đối… Tuy nhiên, qua khảo sát thế giới nghệ thuật văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX, chúng tôi nhận thấy thủ pháp phóng đại và nghệ thuật chơi chữ được các tác giả trào phúng thời kì khá quan tâm.

Từ góc độ phong cách học, thủ pháp phóng đại là cách dùng hệ thống từ ngữ hoặc cách diễn đạt nhằm mục đích tăng cường, mở rộng, nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng, làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ đối với người đọc. Khác hẳn về tính chất, động cơ và mục đích với nói điêu, nói khoá, thủ pháp phóng đại không phải là thổi phồng hay xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ có tính chất định hướng cho ta hiểu được điều nói lên. Cơ sở của phóng đại là tâm lý của người nói muốn rằng điều mình nói gây được sự chú ý và tác động cao nhất, làm người nhận hiểu được nội dung và ý nghĩa đến mức tối đa. Phóng đại cho phép người ta đẩy cách nói lên đến mức cực đoan, phi lý để tạo nên tiếng cười sảng khoái hoặc châm biếm sâu cay. Cho nên, đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu thường được sử dụng trong các sáng tác văn học trào phúng. Biện pháp này có khi còn

được gọi là khoa trương, cường điệu, ngoa ngữ hay nói quá.

Biện pháp phóng đại được sử dụng một cách có hiệu quả trong sáng tác trào phúng ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là trong thơ của Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Khuyến, Phan Điện, Tú Quỳ, Tú Xương… Việc sử dụng biện pháp phóng đại hay cường điệu, các tác giả đã tạo ra được nhiều cung bậc, giọng cười khác nhau. Có khi là tiếng cười hài hước chế giễu nhẹ nhàng như ở các bài Chế học trò ngủ gật của Nguyễn Khuyến, Ông cử thứ năm của Tú

Xương. Có khi các tác giả lại cố tình tô đậm, nhấn mạnh những cái dở, cái xấu của đối tượng để mỉa mai, châm biếm khá sâu cay, độc địa, thậm chí còn chứa đựng cả sự thoái mạ, khinh bỉ đối tượng. Ví như trong bài thơ Chế ông đốc học, Tú Xương viết:

“Ông về đốc học đã bao lâu, Cờ bạc rong chơi rặt một màu. ” Hay trong bài Để vợ chơi nhăng:

“Mới biết hồng nhan là thế thế, Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng!”

Không chỉ nhằm vào những cái đáng cười của thế thái nhân tình, nhiều khi các tác giả lại sử dụng biện pháp phóng đại để giễu chính bản thân mình. Họ nói quá lên sự gàn dở, vô tích sự và dốt nát của chính bản thân mình để cười cợt mà đằng sau tiếng cười có khi là thái độ xót xa, hổ thẹn. Trong Tự trào, Nguyễn Khuyến viết:

“Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang.”

Trong bài thơ Than già, để đặc tả về vẻ bề ngoài của mình, Nguyễn

Khuyến miêu tả bản thân mình trông thật khốn khổ và khôi hài. “…Mái tóc phần sâu phần lốm đốm,

Cũng dùng thủ pháp phóng đại, Tú Xương thường bóp méo, bôi xấu bản thân mình thật xấu, thậm chí thành quái dị và lố bịch trong những vần thơ ông vẽ chân dung mình. Ví dụ ở bài Tự cười mình I, Tú Xương viết:

“Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành, Mắt thời thao láo, mặt thời xanh.”

Ở những bài thơ Tú Xương giễu cái nghèo của mình, nghệ thuật cường điệu được sử dụng ở mức cao nhất. Nhà thơ đã nói quá lên về cái nghèo của mình trong bài Sắm tết:

“Tết nhất năm nay khéo thật là ! Một mâm mứt rận mới bày ra.”

Cách nói cường điệu phóng đại như vậy khiến ta thật bất ngờ, nó khiến ta bật cười nhưng cũng thật xót xa. Vốn biết gia cảnh của nhà thơ không đến nỗi nghèo khổ như vậy song ta vẫn cảm giác thật chua xót. Vừa làm cho chúng ta thấy buồn cười vừa cho chúng ta cảm thấy xót xa, ấy chính là cái tài tự trào hóm hỉnh của nhà thơ. Con người đối với chữ nghĩa, học hành thì “Còn dăm ba chữ nhồi trong bụng/ khéo khéo không mà nó cũng rơi” (Tự cười mình II), đi thi thì “tấp tểnh người đi tớ cũng đi”, nhưng “sờ bụng thầy không một chữ gì” (Đi thi). Và sự xấu xa của nhà thơ, qua cách nói phóng đại,

cũng không ai bằng:

“Cao lâu thường ăn quỵt, Thổ đĩ lại chơi lường.”

(Tự vịnh)

Qua những ví dụ trên có thể nói việc sử dụng biện pháp phóng đại khi tự cười mình, Tú Xương đã tạo ra một giọng cười vừa hài hước, mỉa mai vừa như xót xa mà lại có ý như bất cần, thách thức với đời. Đó cũng là một cách cười mình để cười người, cười đời rất hiệu quả của nhà thơ. Cũng là để cười đời, Kép Trà trong bài Vịnh hội đồng cải lương, ông viết:

“Mặt ngay cán thuổng anh thư ký, Dốt đặc cù đèn bác chánh hương.”

Thật vậy, với việc sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật phóng đại hay nói khác đi là biện pháp cường điệu, thì các nhà thơ trào phúng lúc bấy giờ đã góp phần làm phong phú thêm cho các cung bậc, sắc thái của tiếng cười trong bộ phận văn học trào phúng, đặc biệt là ở mảng thơ ca. Nếu như trước đây thơ ca phải mực thước, quy phạm mang tính chất trang trọng thì bây giờ việc sử dụng cách nói quá trong thơ đã đưa thơ về với tính đời thường, tính thế tục hơn. Đây là dấu hiệu phá vỡ tính quy phạm của thơ ca trung đại.

Bên cạnh lối nói phóng đại, chơi chữ là một biện pháp tu từ nghệ thuật dựa vào những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt đơn vị cơ bản của tu từ học. Cụ thể là chữ hoặc tiếng đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác triệt để tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ. Dựa vào sự hiện diện của văn cảnh nhằm đưa đến những liên tưởng bất ngờ thú vị cho người đọc. Bản chất của chơi chữ là tính hài hước và nhằm mục đích gây cười. Chính vì thế mà các tác giả văn học trào phúng hay sử dụng. Ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, thủ pháp nghệ thuật này chủ yếu xuất hiện trong thơ Tú Xương và Kép Trà, ít thấy trong thơ Nguyễn Khuyến.

Lối chơi chữ trong thơ trào phúng của Tú Xương cũng được xem là một tiểu xảo đặc biệt của nghệ thuật trào phúng dân gian. Để giễu một vị ấm sinh tên Điềm (chỉ con quan) chỉ loay hoay, mải miết với chuyện gói giò, luộc giò (nghĩa là chuyện ăn uống), Tú Xương biến cái danh hiệu “ấm sinh” thành cái ấm, cái nồi chuyên dùng trong việc nấu nướng thức ăn:

“Ấm không ra ấm, ấm ra nồi,

Luộc giò, nấu thịt, lại đồ xôi.”

(Bỡn ông ấm Điềm)

Hoặc giễu một tay vốn là dốt nát, làm nghề nấu rượu mà làm giàu rồi chạy chọt lấy phẩm hàm Hàn lâm tu soạn, Tú Xương cũng giống với bài trên lợi dụng hiện tượng đồng âm dị nghĩa của từ “hàn” mà ném trả cái vị Hàn lâm tu soạn này trở về với cái nghề nghiệp nồi chai của gã:

“Hàn lâm tu soạn kém gì ai, Đủ cả vung nồi, cả cóng chai.”

(Đùa ông Hàn)

Tú Xương cũng thường động vật hóa nhân vật trong khi đả kích, chế giễu. Trong bài Than sự thi, ông viết:

“Cử nhân: cậu ấm Kỷ, Tú tài: con đô Mỹ! …Ới khỉ ơi là khỉ! ”

Cách láy âm, nhại tiếng của Tú Xương thường đem đến tiếng cười tự nhiên, không cần phải thông qua sự giải thích nào:

“Ba kỳ trọn vẹn, thêm kỳ nữa, Ă, â, u, ơ ngọn bút chì. ”

(Đi thi) Hay là:

“Hẩu lố Khách đà ba bảy chú, Mét xì Tây cũng bốn năm ông…”

(Phòng không)

Ngoài ra, hình thức chơi chữ còn được tác giả sử dụng ở nhiều bài khác như: Năm mới, Ông cử Ba, Bợm già, Nước buôn…Bên cạnh đó, với kiểu chơi chữ như trong một câu thơ chen vào hai lớp từ khác nhau ở bài Vô tích, tác

mà tớ hỏng.

Ở thơ Kép Trà tác giả cũng vận dụng lối chơi chữ rất thành công, lối tách từ để tạo nên sự hài hước và chú ý cho người đọc, kiểu như:

“Cái hội” năm xưa cuộc đã bày, Thử xem “cái nghị” buổi hôm nay’’

(Vịnh một nghị viên)

Hay tác giả lợi dụng tính chất đa nghĩa hoặc mập mờ về nghĩa của các từ để tạo nên những tiếng cười khá thâm thúy:

“Chùa có giăng hoa mới mát sân

(Tặng sư chùa Điệp Sơn) Chơi chữ nói chung không thể làm nổ ra tiếng cười lớn mà chỉ có khả năng mang lại một nụ cười thú vị, một cảm giác vui thích, một thu hoạch nhỏ bổ ích đối với trí tuệ. Vì thế, hình thức chơi chữ chủ yếu tạo nên giọng cười hài hước, hóm hỉnh, tinh nghịch trong thơ ca trào phúng giai đoạn cuối thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)