Cuộc xâm lược của phương Tây và sự tương tác văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 31 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Cuộc xâm lược của phương Tây và sự tương tác văn hoá

Thực dân Pháp xâm lược nước ta là một trong những biến cố lịch sử quan trọng tác động mạnh đến tiến trình lịch sử, làm lung lay đến tận gốc chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam. Nó là một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản nhất tác động đến quá trình thay đổi hệ tư

tưởng, đạo đức Nho giáo giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX. Sự tồn tại của hệ tư tưởng Nho học thời kì này đã khẳng định sự lạc hậu của nó đối với lịch sử, xã hội và văn hoá Việt Nam thời kì này. Nền đạo đức Nho gia không còn là liều thuốc mầu nhiệm nữa, các giá trị đạo đức vốn được sử dụng để duy trì trật tự, tôn ti xã hội, ổn định chính trị và phát triển văn hoá về cơ bản đã không còn tác dụng. Cuộc đối đầu của dân tộc Việt Nam với hành động xâm lược của thực dân tư bản phương Tây đã tạo ra một cuộc phân hóa sâu sắc chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc mấy nghìn năm. Lúc này xã hội xuất hiện tầng lớp nhân vật sĩ phu yêu nước tích cực chống thực dân và phong kiến đương thời. Nhiều tầng lớp mới nảy sinh: tư sản, tiểu tư sản và vô sản, những thầy thông,

thầy ký, cậu bồi, những ông thầu khoán, me tây và đặc biệt là các tầng lớp trí thức Tây học con đẻ của chế độ mới xuất hiện. Một hệ quả tất yếu của việc tiếp xúc với phương Tây của Việt Nam trước thế kỉ thứ XIX và giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là sự xung đột giữa tư tưởng đạo đức Nho giáo và Gia Tô giáo. Thông qua sự thay đổi quan niệm của vua quan nhà Nguyễn về xung đột tôn giáo đã cho chúng ta nhận thấy sự xung đột giữa tư tưởng đạo đức Nho giáo và Gia tô giáo đầu thế kỉ XIX đã thực sự đi đến cao trào và phát sinh những hệ quả rõ rệt. Cuối thế kỉ XIX, kể từ sau thời Tự Đức, triều đình thực sự thừa nhận sự có mặt hợp pháp của Công giáo trên đất nước ta, công nhận quyền tự do tôn giáo.

Sự vận động của nền văn hoá Âu Tây trên đất Việt Nam được di chuyển theo hướng phục vụ cho chính phủ bảo hộ, khiến cho xã hội Việt Nam ngày càng phân hoá dữ dỗi và hệ quả của nó là sản sinh ra một tầng lớp thị dân mới. Xã hội Việt Nam đã thực sự biến trải qua cuộc đổi thay tận gốc rễ một cách cưỡng bức và không thuận chiều. Sự giao thoa giữa hai nền văn hoá Đông và Tây với những khác biệt rất căn cốt. Những tầng lớp dân cư mới chưa bao giờ hiện diện và đồng hành cùng văn hoá Việt Nam đã xuất hiện

khiến cho bầu sinh quyển của xã hội Việt Nam nảy sinh nhiều dạng thức tâm lý mới, những lối sống, thói quen mới, lệch chuẩn so với văn hoá truyền thống. Điều đó đã tạo nên những hình tượng, những đối tượng phản ánh mới của văn học, nhất là văn học trào phúng. Đúng như nhà thơ trào phúng Tú Xương đã từng than vãn:

“Nào có ra gì cái chữ Nho

Ông Nghè ông Cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm thầy Phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.”

(Chữ Nho)

Đến thời điểm này, mô hình tứ dân (Sĩ – Nông – Công – Thương) đã bị phá vỡ. Tầng lớp cựu Nho bị phân hoá cao độ, lớp tân Nho vừa mới hình thành, được chính phủ bảo hộ bảo bọc, chở che tạo điều kiện cho đổi sang Tây học, có được địa vị, làm nhân viên ngạch bảo hộ thay thế dần các ông Cử, ông Nghè, quan Bố... đã hết thời. Đây chính là cơ sở để văn học trào phúng phát triển, là mảnh đất màu mỡ bén rễ để tư tưởng nhân văn được phát huy thông qua những ẩn dụ phúng thích các đối tượng dị hợm của một xã hội “mưa Âu gió Á”. Câu chuyện văn hoá này còn kéo dài đến những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX tạo nên những giá trị văn hoá đặc sắc cho các dòng văn học Việt Nam thời hiện đại. Nhất là dòng văn học hiện thực phê phán, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao.

Tóm lại, dưới sự tác động của cuộc giao thoa giữa văn hoá phương Tây và văn hoá cổ truyền làng xã Việt Nam, hàng loạt các hiện tượng xã hội đã được sinh ra trong một môi trường đầy rẫy những nghịch dị đã trở thành đối tượng của những ngòi bút trào phúng. Tình thế tương tranh càng khốc liệt càng khiến cho văn học trào phúng thêm phần thú vị. Bức tranh đầy mâu thuẫn xã hội nửa thực dân phong kiến cuối thế kỉ XIX đã góp phần kiến tạo

nên tính chất sâu sắc của văn chương trào phúng Việt Nam giai đoạn đặc biệt, đầy đau thương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)