Nghệ thuật trào phúng qua thủ pháp tạo yếu tố bất ngờ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 95 - 108)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Nghệ thuật trào phúng qua thủ pháp tạo yếu tố bất ngờ và

lập trong văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX

Thực ra đây là một thủ pháp trào phúng được tạo ra do vận dụng linh hoạt, khéo léo các biện pháp nghệ thuật khác nhau như phép đối lập tương phản, việc sử dụng câu hỏi tu từ, biện pháp ẩn dụ, so sánh hoặc nghệ thuật sử dụng tài tình ngôn ngữ của đời sống. Việc sử dụng yếu tố bất ngờ là một cách đánh thẳng, nhằm nhanh chóng lột trần bản chất của đối tượng trào phúng và tạo nên tiếng cười thú vị, khoái trá nơi người đọc. Đây là một biện pháp trào phúng thể hiện rất rõ bản lĩnh và phong cách của tác giả.

Yếu tố bất ngờ thường được sử dụng ở đầu bài thơ hoặc kết thúc bài thơ. Ở đầu bài thơ, yếu tố bất ngờ được thể hiện ở cách vào đề hết sức đột ngột thông qua một tiếng chửi hoặc một câu hỏi nhằm thẳng vào đối tượng.

Ví như trước đây “bà chúa thơ Nôm”, Hồ Xuân Hương trong bài Lấy lẽ, mở

đầu bằng một câu chửi: Cha kiếp sinh ra phận má hồng

Và đến với thơ trào phúng cuối thế kỷ XIX, Tú Xương rất độc đáo trong việc mở đầu bằng một câu hỏi:

“Thọ kia mày có biết hay chăng? ”

(Để vợ chơi nhăng)

Ngoài ra, thường thường mở đầu bài thơ, nhà thơ hay đi thẳng vào đề, nói ngay sự việc cụ thể, giới thiệu ngay nhân vật:

“Cử Thăng, huấn Mỹ, tú Tây Hồ ” (Đề ảnh)

Táo bạo hơn nữa, là nhà thơ dùng một lời xem như là lời của nhân vật mình định miêu tả để mở đầu bài:

“Rứt cái mề đay quẳng xuống sông, “Thôi thôi tôi cũng mét-xì ông”…”

(Cô Tây đi tu)

Có khi một câu cảm thán hoặc câu bày tỏ thái độ ngạc nhiên, sửng sốt hoặc một lời thề thốt được sử dụng ngay đầu bài thơ cũng tạo nên sự bất ngờ, chú ý cho người đọc. Ví như “Việc bác không xong, tôi chết ngay!” (Bỡn

người làm mối – Tú Xương), “Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo” (Hội Tây –

Nguyễn Khuyến).

Bài thơ có khi được mở đầu bằng một câu hỏi hàm ý nghi ngờ, thắc mắc hoặc cách nói ẩn ý lấp lửng, hoặc như có ý thách thức cũng là một cách vào đề có chủ ý của tác giả: “Nó rủ nhau đi hót của trời” (Hót của trời – Tú Xương).

Kết thúc bài thơ, yếu tố bất ngờ có lúc được thể hiện thông qua việc dùng câu hỏi tu từ, câu cảm thán hoặc tiếng chửi. Ví dụ như ở bài thơ Than sự

“Thi thế mới là thi Ới khỉ ơi là khỉ ! ” Hay trong Cô hầu gửi quan lớn, ông cũng viết:

“Cổ cong, mặt lệch, người đâu thế ? Cái cóc bôi vôi khéo dại hình ! ”

Đúng vậy, nét độc đáo trong cách kết thúc bài thơ ở Tú Xương thì thật đặc biệt. Yếu tố bất ngờ ở cuối bài thơ có khi lại được tạo ra do sự chuyển đổi đột ngột của ý thơ, ví dụ ở bài Ông tiến sĩ mới, tác giả viết:

“Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người ? Xem chừng hay chữ có ông thôi ! Nghe văn mà gớm cho ông mãi, Cờ biển vua ban cũng lạ đời ! ”

Hai câu đầu bài thơ có vẻ như một lời thăm hỏi và ngợi khen ông tiến sĩ mới đậu đạt vẻ vang, nhưng đến hai câu cuối, tác giả mới bất ngờ quay lại, vạch trần sự thật “hay chữ” của ông tiến sĩ nọ. Có thể nói đọc câu kết đủ đoán được một bài thơ có phải của Tú Xương hay không. Nó đặc biệt ở chỗ bao giờ cũng đột ngột, bất ngờ, đọc hết sáu câu trên của một bài thơ của Tú Xương không thể nào đoán trước câu kết của nhà thơ sẽ đến với ta như thế nào; đọc xong câu kết, thường thường là người ta ngạc nhiên đến một cách thích thú, khoái trá.

Trong bài Làng thơ thưởng xuân, sau khi nêu lên việc bọn dốt nát nhân

ngày xuân cũng họp nhau làm thơ ngâm vịnh để lòe đời, mà cũng để phè phỡn xôi thịt với nhau, nhà thơ hạ hai câu:

“Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ, Cho nên con tự mới thòi ra! ”

Ngoài ra, có bài thơ được tác giả kết thúc bất ngờ bằng một lời đe nẹt, cảnh cáo hoặc khuyên nhủ với tư thế của kẻ bề trên. Nguyễn Khuyến với bài

thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp cũng là lối kết thúc đó: “Thôi, cũng đừng nên ky cóp nữa,

Kẻo mang tiếng dại với phường ngông! ” Hay trong bài thơ Nhắn trợ tá Giảng của Kép Trà:

“Chợ chiều liệu đấy mà vơ vét Thạo lắm ông cho chết bỏ xừ ! ”

Với thủ pháp nghệ thuật sử dụng yếu tố bất ngờ trong thơ ca trào phúng, các tác giả ở giai đoạn này đã góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tiếng cười một cách phong phú cùng nhiều sắc thái và cung bậc trào phúng khác nhau. Đồng thời sự xuất hiện những yếu tố bất ngờ trong sáng tác của một số tác giả giai đoạn này đã chứng tỏ các tác giả có ý thức tạo ra những thủ pháp trào phúng độc đáo, mới mẻ trên cơ sở kết hợp, vận dụng linh hoạt khéo léo những thủ pháp đã có.

Đây là cách tạo ra những mâu thuẫn, những nghịch lý, những mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc đặt sự vật ở những thế trái ngược, tương phản nhau để đạt hiệu quả trào phúng. Biện pháp này được dùng phổ biến trong thơ trào phúng giai đoạn này với nhiều hình thức khác nhau.

Hình thức phổ biến nhất là sự đối lập được tạo ra do lợi dụng phép đối trong cặp câu thực hoặc cặp câu luận của những bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú luật Đường. Tuy nhiên, ngay trong hình thức đối này cũng có nhiều cách khác nhau. Có khi là sự đối lập về từ ngữ và ý nghĩa giữa hai câu thơ, có tác dụng khái quát về một thực tế đáng buồn của thế tình và lòng người, làm bật ra tiếng cười mỉa mai, chua chát. Ví dụ bài Đất vị Hoàng, Tú

Xương đối:

“Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. ”

Hay ở bài Thói đời:

“Kẻ yêu, người ghét hay gì chữ, Đứa trọng, thằng khinh chỉ vị tiền. ”

Hoặc có khi sự đối lập về từ ngữ trong hai câu thơ, gợi ra những hình ảnh đối lập nhau hết sức sinh động, đã làm bật ra tiếng cười dí dỏm, hài hước. Kiểu đối này trước kia Hồ Xuân Hương sử dụng rất thành công. Sau này Nguyễn Khuyến và Tú Xương kế tục. Chính vì thế ta thấy tiếng cười trào phúng trong thơ hai ông rất thâm cay và độc địa:

“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng. ”

(Giễu người thi đỗ, Tú Xương) “Ba vuông phấp phới cờ bay dọc,

Một bức tung hoành váy xắn ngang. ”

(Lấy Tây, Nguyễn Khuyến)

Bên cạnh những kiểu đối trên, nhiều khi các tác giả đã tạo ra sự tương phản, đối lập ngay trong kết cấu của bài thơ hoặc tạo ra sự khập khiễng ngay trong đối tượng trào phúng. Sự đối lập về kết cấu được thể hiện ở chỗ, có khi ở đầu bài thơ là cảm hứng trữ tình, đến cuối chuyển sang cảm hứng trào phúng, và ngược lại, hoặc có khi ở đầu bài thơ có vẻ như thăm hỏi, khen ngợi, nhưng đến cuối bài lại là sự chê cười, và ngược lại. Tiêu biểu cho kiểu đối lập này là một số sáng tác của Tú Xương như Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Ông tiến sĩ mới, Chế ông đốc học, Chế ông huyện…

Ở một số trường hợp có khi tác giả đã cố tình tạo ra sự không tương xứng giữa hình thức bên ngoài và thực chất bên trong hoặc sự vênh nhau giữa danh và thực của đối tượng trào phúng, nhằm làm bật ra tiếng cười mỉa mai, thâm thúy. Kiểu đối lập này thường xảy ra khi đối tượng trào phúng là những kẻ hữu danh nhưng thực chất chẳng ra gì.Thầy đồ lẽ ra lúc nào cũng phải

đứng đắn, đạo mạo thì lại chỉ giỏi kiếm cớ để đi ve vãn, tán gái trong bài Thầy

đồ ve gái góa của Nguyễn Khuyến. Nhà sư lẽ ra phải lánh xa những thứ phù

hoa, quyến rũ của đời thường thì đi đâu lại dùng lọng để che đầu cho oai, cho sang trọng như quan lớn ở bài Năm mới của Tú Xương. Những sĩ tử và quan trường lẽ ra lúc nào cũng phải phong độ, đường hoàng, đĩnh đạc thì lại lôi thôi, nhếch nhác, thảm hại ngay tại chốn trường thi, trước mắt bao người như bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Tú Xương. Những vị tiến sĩ lẽ ra phải là những người giỏi giang, hay chữ và hữu ích cho đời nhưng thực chất lại rỗng tuếch, chẳng có một chút giá trị gì và chỉ giống như một thứ đồ chơi rẻ tiền, được mua với giá rẻ mạt bài Tiến sĩ giấy II của Nguyễn Khuyến. .. Kiểu đối lập này có ý nghĩa lộn trái, bóc trần bản chất của đối tượng, và cũng là một cách bày tỏ khéo léo thái độ mỉa mai, châm biếm, phủ định của nhà thơ. Có thể thấy rằng các nhà thơ trào phúng đã sử dụng một cách nghệ thuật phép đối của thể thơ Đường luật vào trong những sáng tác trào phúng của mình. Bên cạnh đó các tác giả còn có nhiều sáng tạo để làm mới thể thơ này và làm cho tiếng cười trong thơ sắc sảo, thâm thúy hơn. Đây là một trong những biểu hiện về việc phá vỡ tính quy phạm của thơ Nôm trào phúng luật đường.

Thật vậy, một trong những đặc trưng nổi bật của thơ trào phúng là dùng lời lẽ kín đáo để cười nhạo, chế giễu và mỉa mai kẻ khác. Thế nên, các tác giả trào phúng nói chung và các tác giả trào phúng cuối thế kỷ XIX nói riêng đã tìm đến với việc vận dụng những cách nói ẩn dụ hay ám dụ, nhân hóa và phúng dụ vào trong thơ mình. Mặt khác, đây còn là một cách khá an toàn để các tác giả tỏ thái độ cười giễu, phê phán đối với những kẻ, những hiện tượng xấu xa trong xã hội phong kiến, nhất là khi những kẻ, những hiện tượng xấu xa ấy lại thuộc giai cấp phong kiến thống trị.

Tiểu kết chương 3.

Sáng tác trào phúng bằng chữ Nôm, bằng ngôn ngữ dân tộc và kế thừa một nền văn học Nôm phát triển là một lợi thế của văn học trào phúng và điều đó góp phần tạo nên một thế hệ các nhà nho trào phúng, một loại hình tác giả có nhiều nét mới mẻ trên nền của văn học truyền thống, cũng như tạo nên một thế hệ độc giả mới, phong phú và đa dạng hơn. Đội ngũ tác giả của văn học trào phúng đã biết phát huy những điểm mạnh của mình và thế hệ mình để tạo nên một dòng văn học phát triển, chĩa mũi dùi phê phán vào kẻ thù và chế độ do chúng tạo nên. Sự xuất hiện của đội ngũ hùng hậu các nhà thơ trào phúng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, viết bằng ngôn ngữ dân tộc, chắc chắn là một nét nổi bật của văn học Việt Nam trong bối cảnh văn học khu vực.

Việc lựa chọn thể thơ Đường luật và sử dụng các thủ pháp sáng tác thiên về tính ám dụ, đối lập trong văn học trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã tạo nên những hiệu ứng văn hoá trong ý thức tiếp nhận và sự lan toả xã hội của dòng văn học này. Có thể nhận thấy quá trình sử dụng và phát huy tối đa những đặc tính nghệ thuật của thể loại này đã minh chứng sự lựa chọn văn hoá hợp lý trong tiến trình phát triển văn học trào phúng trung đại Việt Nam. Sức lan toả và vang vọng của ngôn ngữ trào phúng giai đoạn này đã được thúc đẩy nhờ sự lựa chọn có tính văn hoá này. Hơn bất kì một thể loại nào khác, thơ Đường luật Nôm và các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong giai đoạn văn học này đã giúp cho các thế hệ độc giả phát hiện và khẳng nhận những đóng góp về mặt văn hoá của dòng văn học trào phúng trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

KẾT LUẬN

1. Trong sự vận động của văn hoá, giữa văn học và lịch sử đã tạo nên mối quan hệ biện chứng, thống nhất và hô ứng với nhau. Hiện thực lịch sử, bức tranh xã hội và văn hoá thời đại như thế nào thì tất yếu sẽ sản sinh nên một nền văn học như thế ấy. Xã hội nước ta nửa cuối thế kỷ XIX rất phức tạp, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang đi vào con đường suy thoái, thêm vào đó là sự xâm lược và lấn át, đàn áp về mọi phương diện của thực dân phương Tây. Trong bối cảnh mưa Âu gió Á đó, sự phản ánh những bi kịch tinh thần của các nhà nho yêu nước và thơ văn trào phúng giai đoạn này đã diễn ra một cách mạnh mẽ.

Văn học trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX được diễn tiến trong một môi trường văn hoá có nhiều khác biệt so với các giai đoạn trước đó. Trong bối cảnh hiện thực nửa cuối thế kỉ XIX, nhiều yếu tố mới được đặt ra đã tạo nên sự phong phú về mặt nội dung, đối tượng phản ánh của bộ phận văn học này. Nhìn từ góc độ văn hóa, thơ ca trào phúng thời kỳ này có những dấu hiệu báo hiệu sự kết thúc của nền thơ ca trung đại. Đó là sự tan rã và chuyển dần về phía thứ yếu của bộ phận văn học nhà nho và sự thăng hoa, hình thành một dòng chủ lưu của văn học trào phúng trung đại nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Trong dòng văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX, sự chuyển biến về nhận thức kết hợp với cảm hứng tự trào và thế trào của các nhà nho lúc bấy giờ đã phần nào nói lên được những bế tắc và vô vọng trước cuộc đời. Các triết thuyết và tư tưởng Nho học đã không còn có tác dụng trong xã hội bấy giờ, dần trở thành những thói kệch cỡm và hiển nhiên nó đã trở thành nội dung phản ánh của những tác phẩm trào phúng thời bấy giờ. Trong văn học trào phúng trung đại nửa cuối thế kỉ XIX, hệ thống nhân vật đã trở thành những minh chứng quan trọng của sự thay đổi. Sự khái quát, quy loại hệ thống nhân vật cùng các đặc điểm, đặc tính cũng như phương thức xây dựng

mô tả nhân vật cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những đóng góp cụ thể của văn học trào phúng giai đoạn này đối với tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.

3. Từ hình tượng chủ yếu đến nhân vật điển hình của thời đại đều trở thành đối tượng phản ánh trong các tác phẩm trào phúng. Do đó, những tác phẩm này có tính phản kháng, châm biếm mạnh mẽ. Văn học yêu nước thời kì này tuy đã hình thành một dòng riêng, nhưng dòng chủ lưu vẫn là dòng văn học gắn liền với sự cười cợt, trào tiếu, chua chát, cay đắng. Văn học trào phúng đã tự nhận thức vai trò to lớn của mình đối với xã hội, nó mang tính phê phán, phủ định xã hội, cũng như tự phê phán và phủ định mình. Vì thế, bộ phận văn học này phần nào cũng báo hiệu sự cáo chung của thơ ca trung đại để hướng đến văn học phản ánh hiện thực ở những thế kỷ sau, tiêu biểu là văn học hiện thực.

4. Ngôn ngữ Nôm và thể loại thơ Đường luật là những hiện tượng văn hoá phổ biến của dòng văn học này, nó thể hiện những ảnh hưởng có tính quy luật vận hành của văn học trào phúng từ những giai đoạn trước và sự lựa chọn có tính văn hoá của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Các tác gia trào phúng Hán Nôm thời kì này như Phan Văn Trị, Nguyễn Thiện Kế, Phan Điện, Tú Quỳ… và đặc biệt là Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thành công ở phương diện thơ trào phúng viết bằng chữ Nôm và thể thơ Đường luật Nôm. Tuy chưa mới hẳn về thể loại, ngôn ngữ, quan niệm văn học như giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học trào phúng việt nam nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)