Ban hành các văn bản pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 33 - 39)

1. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai

1.1. Ban hành các văn bản pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện

❖ Thi hành Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hàng một loạt nghị định liên quan:

- Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết việc thi hành Luật Đất đai

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 2014 quy định về giá đất - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất và mặt nước

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10 /11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Nghị định 104 /2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 2014 quy định về giá đất

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP, ngày 16/1/2017 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định 21/2017/NĐ-CP, ngày 24/2/2017 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số: 20/2011/NĐ-CP, ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

❖ Bộ Tài nguyên & Môi trường và các Bộ ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các nghị định của Chính phủ theo thẩm quyền, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc thi hành Luật Đất đai ngay khi có hiệu lực.

❖ Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2013 tại địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.

1.2.Tình hình thực hiện

1.2.1. Về kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất

Năm 2015, Tổng cục Quản lý Đất đai đã kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất và thực hiện chính sách pháp luật đất đai tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Long An, Trà Vinh, Yên Bái và Hải Dương. Kiểm tra việc cấp GCN tại các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 1732/QĐ-BTNMT ngày 18/8/2014);

Năm 2017 đã triển khai kiểm tra thi hành Luật Đất đai tại 05 tỉnh: Sơn La, Hà Giang, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên (theo Quyết định số 55/QĐ-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 02 năm 2017, kiểm tra, làm rõ một số vụ việc nổi cộm báo chí phản ánh và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

1.2.2. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai

Năm 2015, Tổng cục Quản lý đất đai đã triển khai 17 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai theo Chỉ thị 134/CT-TTg tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường tại tỉnh Hoà Bình và Lâm Đồng; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại 20 Dự án phát triển nhà ở tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Thuận, Nghệ An, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai

Năm 2016, 2017 đã thanh tra tại 05 tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh và Hà Nội về việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cấp, trọng tâm là các thủ tục: thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (kể cả thông qua đấu giá); đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận (theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 07/KH-BTNMT ngày 07 tháng 12

năm 2016 của Bộ TNMT về Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020).

1.2.3. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh sai phạm về đất đai

Trong năm 2016, Tổng cục Quản lý đất đai đã tổ chức tiếp nhận, xử lý 2.028 thông tin phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp luật đất đai (trong đó có 538 thông tin phản ánh rõ nội dung sai phạm và có địa chỉ để xử lý, đến 31/12/2016 đã có 180/533 trường hợp có báo cáo phản hồi, trong đó có 68 trường hợp đã giải quyết xong; 112 trường hợp đang giải quyết; Thanh tra Bộ xử lý theo thẩm quyền 180 trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo; năm 2017 Trong 9 tháng đầu năm 2017, Tổng cục đã tiếp nhận: 622 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng, trong đó: đã ban hành 178 văn bản gửi địa phương xử lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên kết quả xử lý còn chậm. Nguyên nhân hạn chế: từ nguồn lực (kinh phí và nhân lực) tổ chức thực hiện, tuy nhiên cũng cần rà soát nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra giám sát, đặc biệt vai trò của hệ thống chính trị và cộng đồng trong công tác này.

1.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai a) Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai 2013 đã quy định về Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đai (Chương IX, Điều 120-Điều 124); hình thành khung pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận thông tin đất đai nhằm hướng tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương phục vụ đa mục tiêu tạo tiền đề cho việc xác lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại.

b) Tình hình thực hiện

Tổng cục Quản lý đất đai tập trung thực hiện hoàn thành các hạng mục trong dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” giai đoạn I. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa

phương khẩn trương hoàn thành dứt điểm cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, vận hành và khai thác sử dụng. Hiện nay, trên cả nước có 132 đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi 37 tỉnh/thành phố chính thức đưa cơ sở dữ liệu vào vận hành, khai thác, sử dụng.

Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng công cụ để vận hành giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai thông qua việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai và Nghị định quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai để trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành; thiết kế mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, phần mềm quản trị và vận hành hệ thống, trong đó có phân hệ hỗ trợ đăng ký giao dịch đất đai điện tử; xây dựng cổng thông tin đất đai.

Thí điểm mô hình kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý đất đai với cơ quan thuế trong việc nhận hồ sơ và xác định nghĩa vụ tài chính đã được tổ chức thực hiện tại 08 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương.

c) Thành quả

Đã bước đầu hình thành khung pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận thông tin đất đai nhằm hướng tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương cho việc xác lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại.

1.2.5. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai a) Cơ sở pháp lý

Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 6 /6 /2016 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh

Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý đất đai

b) Tình hình thực hiện

Thi hành Luật Đất đai năm 2013, thực hiện đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý đất đai, tại Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2014, BộTNMT đã công bố bộ TTHC trong lĩnh vực đất đai; 50/63 tỉnh, thành phố công bố bộ TTHC tại địa phương theo hướng cắt giảm số lượng thủ tục, giảm thời gian thực hiện thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận, đăng ký thế chấp;

Thực hiện Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 6/6/2016 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh. Bộ TNMT đã phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng xây dựng trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở; Xây dựng, trong đó đơn giản hóa TTHC về đất đai liên quan tới thu hút các dự án đầu tư có sử dụng đất như: Rút ngắn hơn thời gian thực hiện thu hồi đất, BTHTTĐC (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP), điều kiện thực hiện và thủ tục giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. (Thông tư số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP); Áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong việc thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất góp phần tạo môi trường thông thoáng, tuân thủ pháp luật cho hoạt động thu hút đầu tư.

c) Thành quả

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai: đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt. Tuy nhiên thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn là một vấn đề còn nhiều bức xúc, xã hội quan tâm, chờ đội tiếp tục đổi mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w