Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 51 - 52)

2. Các giải pháp để tăng cường và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đa

2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan là yếu tố quan trọng trong QLNN về đất đai việc phối hợp giữa các cơ quan giúp cho hoạt động quản lý được thông suốt hạn chế mức thấp nhất vướng mắc xảy ra.Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan như trung tâm kĩ thuật tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, Phòng tài nguyên môi trường các huyện,… nhằm nâng cao công tác QLNN về đất đai.

Sự phối hợp giữa phòng tài nguyên và môi trường thành phố với Toà án, Viện kiểm sát, Chi cục thi hành án mang lại kết quả khởi sắc trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo trong quản lý sử dụng đất đai.

KẾT LUẬN

Quản lý và sử dụng đất là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đối với mọi thời đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần nhiều đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất hơn bao giờ hết cần được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất từ Trung ương tới địa phương để quản lý chặt chẽ đất đai, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Nhiệm vụ QLNN về đất đai của chính quyền thành phố Bắc Giang nói chung cũng như nhiều tỉnh thành phố trên cả nước nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề. Đất đai có được phân bổ quản lý sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng, nâng cao giá trị sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng QLNN về đất đai của UBND thành phố. Trọng trách đó đòi hỏi chính quyền thành phố phải nắm bắt chính xác nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng như người SDĐ và đưa ra đặc thù của địa phương mình. Quản lý và sử dụng đất là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đối với mọi thời đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, cần nhiều đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất hơn bao giờ hết cần được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất từ cấp Trung ương tới địa phương để quản lý chặt chẽ đất đai, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 51 - 52)