Định hướng tăng cường công tác quản lý của hệ thống quản lý về đất đai trong tương la

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 46 - 48)

tương lai

1.1.Cơ hội và thách thức đối với ngành Quản lý đất đai

Ngành Quản lý đất đai Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ của ngành được xây dựng và phát triển qua nhiều năm và được tiếp thu phương pháp, kỹ thuật công nghệ hiện đại trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhà nước và toàn xã hội đều quan tâm tới công tác quản lý, sử dụng đất đai đã tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Bên cạnh những cơ hội và những thuận lợi thì những vấn đề mang tính toàn cầu cũng như vấn đề trong nước đang tạo ra những thách thức cho ngành quản lý đất đai Việt Nam, cụ thể:

1.1.1. Về những vấn đề toàn cầu

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rộng khắp và sâu sắc trên toàn thế giới cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tiếp theo là nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa về kinh tế sẽ kéo theo toàn cầu hóa về nhiều mặt tạo nên xu thế chung là hợp tác cùng phát triển. Nhu cầu hợp tác chi phối ngay từ đầu sự lựa chọn chiến lược phát triển của tất cả các ngành trong nước nói chung và sự phát triển của ngành Quản lý đất đai nói riêng.

Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý,... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại với những biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở rất nhiều nơi, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới, tác động lên tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có tài nguyên đất. 1.1.2. Về những

vấn đề trong nước

- Việt Nam là một quốc gia đất chật, người đông. Sự gia tăng dân số và các vấn đề xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra một cách mạnh mẽ gây ra nhiều áp lực đến tài nguyên đất đai.

- Thoái hoá đất là xu thế phổ biến từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Thực tế cho thấy các loại đất bị thoái hoá chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Năng lực quản lý tài nguyên đất đai, khai thác không gian trong lòng đất đòi hỏi phải có sự hoàn thiện và đột phá trước những nhu cầu mới.

- Nguồn lực của Ngành Quản lý đất đai cần còn nhiều khó khăn, bất cập. Hạ tầng thông tin và hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện; thiếu cán bộ có trình độ cao về chuyên môn, đòi hỏi Ngành phải ngày càng đổi mới, phát triển để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai hiện đại.

1.2. Triển vọng và tương lai đối với ngành Quản lý đất đai

Trong thời gian tới, với mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng nền tảng vững chắc để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, ngành Quản lý đất đai đang đứng trước những nhiệm vụ hết sức nặng nề, vừa phải đảm bảo cân đối quỹ đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, vừa phải đảm bảo

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật đât đai về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (Trang 46 - 48)