đai ở
nước ta
Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, Ngành Quản lý đất đai từng bước trưởng thành và có những đóng góp lớn lao, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. Ngành có vị trí, vai trò quan trọng tác động mạnh mẽ, tích cực đến mọi mặt về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực và bảo vệ môi trường.
2.1.Góp phần ổn định xã hội và giải quyết các vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là do sự biến động lớn về sử dụng đất sau hơn ba thập kỷ chiến tranh nên trong lĩnh vực đất đai có nhiều vấn đề do lịch sử để lại rất phức tạp và nhạy cảm. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Quản lý đất đai đã thực hiện tốt các nhiệm vụ và có các đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cụ thể là:
- Góp phần ổn định chính trị - xã hội: Ngành Quản lý đất đai đã tham mưu và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội. Việc công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã bảo đảm mọi thửa đất đều có chủ sử dụng, bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm đầu tư, sử dụng đất có hiệu quả, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng đòi lại nhà, đất cũ đã bị xáo trộn lớn qua các thời kỳ.
- Góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân: Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian qua đã giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại
trong quan hệ đất đai. Bảo đảm cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận; người sử dụng đất được thực hiện các quyền đã phát huy được nguồn lực từ đất đai, đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực: Chuyển biến quan trọng nhất trong chính sách pháp luật đất đai là đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo đủ lương thực trong nước, có dự trữ chiến lược và là một trong những nước xuất khẩu gạo, nông sản hàng đầu thế giới. Với việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai từ trung ương tới địa phương nên đất đai được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn, bảo đảm diện tích đất trồng lúa nước. Ngành
Quản lý đất đai Việt Nam đã và sẽ đóng góp tích cực vào chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong thời kỳ 2015 - 2020 và những thập niên tiếp theo.
2.2.Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với phần lớn diện tích đất tự nhiên của cả nước đã được giao cho các đối tượng sử dụng là thành tựu lớn nhất của ngành Quản lý đất đai đạt được trong những năm qua. Thông qua việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên đất đai, quy hoạch sử dụng đất kết hợp với các chính sách đất đai hợp lý, cũng như các hoạt động cụ thể trong công tác quản lý nhà nước, Ngành đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững, chống suy thoái tài nguyên đất và góp phần bảo vệ môi trường.
Thực tiễn cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng được sử dụng có hiệu quả, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời hạn chế tình trạng người trực tiếp sản xuất nông nghiệp không còn đất sản xuất. Ngoài ra, nhờ
áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, vừa chú ý các biện pháp cải tạo đất nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng liên tục.
Đối với đất lâm nghiệp, ngành Quản lý đất đai đã cùng với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Chương trình 327, 661, 135… đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Việc giao, khoán đất rừng đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Đất rừng tự nhiên trong những năm 1980 - 1990 bị suy giảm gần 3 triệu ha, diện tích đất lâm nghiệp còn khoảng 9,4 triệu ha, đến nay diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt độ che phủ khoảng trên 45%.
Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp đã được phân bổ để sử dụng phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, giải quyết việc làm và đời sống cho hàng triệu lao động; phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng khả năng mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo yêu cầu an toàn lương thực của quốc gia.
2.3.Góp phần tăng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Thông qua hoạt động quản lý như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch, đấu giá đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Ngành đã có những đóng góp đáng kể góp phần tăng trưởng kinh tế, cũng như tăng thu ngân sách.
Năm 1994, nguồn thu từ đất chủ yếu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất, tổng thu chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm. Tổng thu từ đất năm 1999 là 3.641 tỷ đồng. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, nguồn thu từ đất tăng đều qua các năm. Trong những năm từ 2005 đến nay, trung bình hàng năm nguồn thu từ đất đóng góp từ 10 - 15% thu ngân sách nhà nước. Với chủ trương chủ yếu giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn lực đất đai đã, đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thu đạt từ 20 - 25% tổng thu ngân sách.