nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm trong quản lý đất đai đó.
3.1.Đánh giá về thực tiễn quản lý của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta
Nhìn chung, khung khổ pháp luật đất đai đã được xác lập đầy đủ, tương đối đồng bộ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013.
Luật Đất đai 2013 đã quy định người sử dụng đất có 8 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ; mở rồn thời hạn sử dụng đất từ 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, 50 năm với đất trồng cây lâu năm, trên 50 năm với đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất lên 10 lần.
Phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 27/5/2019, nhiều đại biểu đã nêu một số bất cập qua thực tiễn giám sát quản lý đất đai tại địa phương như: Khó khăn trong quản lý đất, giao đất tại khu vực miền núi; việc lấy ý kiến khi lập quy hoạch đô thị; chất lượng quy hoạch thấp; điều chỉnh quy hoạch không đảm bảo…Bên cạnh đó, còn có hiện tượng một số dự án lớn sử dụng đất đô thị còn sử dụng hình thức chỉ định thầu, sử dụng đất sai mục đích, phân lô bán nền khi chưa hoàn thành nghĩa vụ thủ tục tài chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng không được xử lý…
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) cho rằng, việc quản lý, sử dụng đất đai còn bộc lộ hạn chế như: Hiện tượng sốt đất ảo, nhiều chiêu trò làm giá đất xảy ra hàng năm nay, nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện, khiếu nại về đất đai thường xảy ra ở các địa phương… Từ đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có quy định rõ ràng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về sử dụng đất, đem lại hiệu quả công bằng và minh bạch trong quản lý và sử dụng đất đai.
Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) cho biết, qua các báo cáo nhận thấy, việc thực hiện quản lý quy hoạch và sử dụng đất đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém như:
Chất lượng quy hoạch thấp; điều chỉnh quy hoạch không đảm bảo… Đồng thời, ý thức của người dân trong việc tham gia ý kiến trong thực hiện quy hoạch còn chưa mặn mà.
Để khắc phục hạn chế trên đại biểu kiến nghị, các địa phương cần thanh tra và sớm có kết luận trong thực hiện quy hoạch, giao đất khi có dấu hiệu vi phạm quy định. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có vi phạm và chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền. Hay công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện, TP. Cà Mau chưa chặt chẽ, tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai còn xảy ra. Việc sử dụng đất của một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa theo quy hoạch, kế hoạch, chưa đúng mục đích được giao; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất thực hiện chưa thường xuyên. Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số đơn vị cấp huyện còn mang tính định hướng, chưa sát thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp... Các quy hoạch chuyên ngành (giao thông, xây dựng, nông nghiệp...) chưa được nghiên cứu xây dựng và thực hiện đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, dẫn đến khó khăn trong triển khai, thực hiện các dự án.
Một số công trình, dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quyết định thu hồi đất nhưng chưa có nguồn vốn chi trả; việc thực hiện bồi thường về đất nông nghiệp theo giá đất cụ thể thường xác định gần như tương đồng với nhau trong khu vực thực hiện dự án, chưa xác định giá cụ thể đến từng thửa đất, nên còn có sự so đo giữa các hộ trong một dự án. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai đã có hiệu lực pháp luật còn chậm; một số đơn vị, địa phương thực hiện giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai chưa đúng trình tự, thủ tục, chậm ban hành quyết định giải quyết hoặc giải quyết không dứt điểm, dẫn đến vụ việc tranh chấp, khiếu nại kéo dài
3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực tiễn đó
a) Nguyên nhân khách quan
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý về đất đai, trong đó có nguyên nhân hạn chế về cơ chế , điều kiện, thủ tục thực hiện quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn). Qua phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường, những hạn chế ghi nhận qua hơn 5 năm triển khai Luật xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đáng lưu ý là hiện nay, một số văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi; nhiều văn bản có nội dung chưa nhất quán, chồng chéo, nhất là liên quan đến chính sách đất đai, nhà ở, đầu tư, xây dựng, gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thi hành.
Quy hoạch sử dụng đất dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp cũng còn hạn chế, độ chính xác chưa cao và chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực; kế hoạch sử dụng đất chưa xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với tiến độ các công trình dự án; quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình dự án chưa chính xác, do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư... Từ đó, dẫn đến
việc phân bố quỹ đất chưa thật sự hợp lý, có một số chỉ tiêu dự báo quá cao so với khả năng thực hiện: Đất phát triển hạ tầng, đất xây dựng các khu dân cư.
Cùng với đó là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai chưa thật sự hiệu quả, sâu rộng, chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, dẫn đến yêu cầu, khiếu nại công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất vẫn còn xảy ra.
b) Nguyên nhân chủ quan
Các cơ quan quản lý đất đai mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung đội ngũ chuyên gia làm công tác xây dựng pháp luật còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai còn rất hạn chế. Trình độ chuyên môn, trách nhiệm công vụ của một số bộ phận cán bộ chưa cao. Một số còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững được các quy định của pháp luật, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, lại còn chủ quan không thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ nên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác tổ chức cán bộ, trước hết là việc bố trí, điều động và sử dụng cán bộ của cơ quan quản lý đất đai các cấp có nơi, có lúc chưa thật sự phù hợp với trình độ, năng lực cán bộ; một số chính sách về lương, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ còn bất hợp lý nhưng chậm được giải quyết phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, trách nhiệm của cán bộ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ yêu cầu công tác, nhất là trang bị công nghệ thông tin tuy đã được tăng cưởng song nhiều nơi còn thiếu cả cán bộ vận hành và trang thiết bị máy vi tính, chất lượng đường truyền, phần mềm ứng dụng chưa đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý đất đai.
CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY