THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 42 - 57)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH

NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH

2.3.1. Phương diện tài chính

Đây là phương diện được doanh nghiệp chú trọng nhất, mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến việc tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính. Để đánh giá thành quả hoạt động về phương diện này, doanh nghiệp xác định các mục tiêu tài chính cụ thể và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá, từ đó tiến hành đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện tài chính.

2.3.1.1. Mục tiêu của phương diện tài chính

Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã xác định cho mình các mục tiêu về phương diện tài chính là tăng trưởng doanh thu đồng thời tiết kiệm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá thành quả hoạt động về phương diện tài chính, doanh nghiệp đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về doanh thu, chi phí và lợi nhuận như sau:

Về doanh thu:

Doanh nghiệp tiến hành phân tích chi tiết biến động từng nguồn thu qua 2 năm liên tiếp, từ đó đánh giá tình hình tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Chi tiết biến động doanh thu qua 2 năm 2015, 2016 Chỉ tiêu (đồng) 2015 (đồng) 2016 Chêch lệch Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 10.287.134.070 10.732.239.440 445.105.370 4,33 2. Doanh thu hoạt

động tài chính 226.014.963 381.059.631 155.044.668 68,6 3. Doanh thu bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.061.119.107 10.315.179.809 254.060.702 2,52

(Nguồn: Báo cáo tài chính Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành năm 2015, 2016)

Về chi phí:

Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã tiến hành xác định tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trên doanh thu và so sánh các tỷ trọng này qua các năm, từ đó đưa ra đánh giá về công tác kiểm soát chi phí của Doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trên doanh thu năm 2015, 2016

Chỉ tiêu 2015 (đồng) 2016 (đồng) Tỷ trọng Chi phí/Doanh thu(%) 2015 2016 Giá vốn hàng bán 4.845.036.117 4.880.572.917 48,16 47,31 Chi phí quản lý

doanh nghiệp, chi phí bán hàng

3.789.239.666 3.853.500.790 37,66 37,36 Tổng chi phí 8.634.275.783 8.734.073.707 85,82 84,67 Doanh thu thuần

về bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ

10.061.119.107 10.315.179.809

(Nguồn: Báo cáo tài chính Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành năm 2015, 2016)

Về lợi nhuận:

Để đánh giá khả năng sinh lời, Doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu như Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản (ROA), và Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và tiến hành so sánh các chỉ tiêu này qua 2 năm liên tiếp để đưa ra đánh giá về tình hình tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời năm 2015, 2016 Chỉ tiêu 2015 (đồng) 2016 (đồng) Chênh lệch Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần về bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.061.119.107 10.315.179.809 254.060.702 2,52 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.652.858.287 1.998.165.733 344.565.746 20,82 Lợi nhuận trước

thuế 1.654.690.987 1.999.256.733 344.565.746 20,82 Lợi nhuận sau

thuế 1.489.221.888 1.799.331.060 310.109.172 20,82 Vốn chủ sở hữu bình quân 2.690.299.699 3.144.276.474 453.976.775 16,87 Tổng tài sản bình quân 5.789.179.699 6.806.976.474 1.017.796.775 17,58 ROA 25,72% 26,43% ROE 55,36% 57,23%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành năm 2015, 2016)

2.3.1.3. Đánh giá về phương diện tài chính

Mục tiêu tăng trưởng doanh thu:

Trong năm 2016, Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã thực hiện được mục tiêu tăng trưởng doanh thu mà doanh nghiệp đã đặt ra, điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng của chỉ tiêu tổng doanh thu,

tăng từ 10.287.134.070 đồng ở năm 2015 lên 10.732.239.440 đồng trong năm 2016, tăng 445.105.370 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 4,33%. Trong đó, doanh thu bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp tăng 254.060.702 đồng, tương ứng vối tốc độ tăng 2,52%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng tăng mạnh so với năm 2015 với tốc độ tăng 68,6%, tăng lên 155.044.668 đồng để đạt mức 381.059.631 đồng ở năm 2016.

Mục tiêu tiết kiệm chi phí:

Theo bảng 2.2, ta thấy trong năm 2016 tỷ trọng chi phí/doanh thu của Doanh nghiệp giảm 1,15% so với năm 2015. Cụ thể: tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu giảm từ 48,16% ở năm 2015 xuống còn 47,31% trong năm 2016, giảm 0,85%; đồng thời tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng/doanh thu năm 2016 cũng giảm so với năm 2015, giảm từ 37,66% xuống còn 37,36%, giảm 0,3%. Tuy tốc độ giảm không cao nhưng nhìn chung doanh nghiệp cũng đã phần nào thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí mà doanh nghiệp đã đặt ra trong năm 2016.

Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận:

Theo bảng 2.3, lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp đạt được trong năm 2016 là 1.799.331.060 đồng, tăng 310.109.172 đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng 20,82%. Đồng thời, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2016 cũng tăng lên so với năm 2015, cụ thể ROA tăng từ 25,72% lên 26,43%, ROE tăng từ 55,36% lên 57,23%. Như vậy có thể nói, ở năm 2016 Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, điều này có được cũng là nhờ vào sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể CBCNV trong doanh nghiệp.

2.3.2. Phương diện khách hàng

Như chúng ta đã biết, phương diện tài chính là đích đến cuối cùng của mọi doanh nghiệp nói chung và của Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành nói riêng, và để đạt được sự thành công trong phương diện này thì khách hàng chính là yếu tố quyết định. Nhận biết được tầm quan trọng của phương diện khách hàng, Doanh nghiệp đã xác định cho mình các mục tiêu cần đạt được trong phương diện này cũng như các chỉ tiêu đánh giá khả năng thực hiện những mục tiêu đã đặt ra.

2.3.2.1. Mục tiêu của phương diện khách hàng

Hiện nay, Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã xác định các mục tiêu cho phương diện khách hàng như sau:

+ Tích cực tìm kiếm khách hàng mới và phát triển mở rộng thị trường;

+ Ổn định và giữ vững thị trường hiện tại; + Tăng tối đa sự thỏa mãn của khách hàng.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu đã đặt ra cho phương diện khách hàng, Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc thành đã xác định cho mình các chỉ tiêu đánh giá như: khả năng thu hút khách hàng mới, khả năng giữ chân khách hàng hiện tại, khả năng làm hài lòng khách hàng...

Khả năng thu hút khách hàng mới: Doanh nghiệp luôn cố gắng hình ảnh tốt đẹp và tích cực quảng bá thương hiệu đến khách hàng và đại lý qua các phương tiện truyền thông, cũng như chủ động tìm kiếm thông tin và liên lạc với các khách hàng nhằm mở rộng thị trường, thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Khả năng giữ chân khách hàng hiện tại: Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành luôn quan tâm đến việc giữ chân khách hàng bằng

cách luôn mang lại cho họ sự hài lòng và thỏa mãn với dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp.

Khả năng làm hài lòng khách hàng: Với đặc điểm là một đơn vị kinh doanh về dịch vụ, sản phẩm của Doanh nghiệp chính là cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do đó để làm hài lòng khách hàng, Doanh nghiệp luôn chú trọng đến 2 yếu tố là giá cả và chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Giá cả dịch vụ, sản phẩm: mức giá dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng hết sức hợp lý, tạo được sự hài lòng cho khách hàng và đại lý. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm: Doanh nghiệp luôn bán hàng và cung cấp dịch vụ an toàn, kịp thời, tạo được uy tín với các đại lý và khách hàng.

2.3.2.3. Đánh giá về phương diện khách hàng

Qua các chỉ tiêu đánh giá trên, ta thấy Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã phần nào thực hiện được các mục tiêu mà Doanh nghiệp đã đặt ra trong phương diện khách hàng. Doanh nghiệp đã tạo được sự hài lòng đối với khách hàng qua chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý, từ đó giúp Doanh nghiệp ổn định và giữ vững thị trường hiện tại và đang từng bước thực hiện được mục tiêu phát triển mở rộng thị trường trong tương lai.

2.3.3. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Để có thể bán hàng và cung cấp dịch vụ chất lượng tốt và kịp thời làm hài lòng khách hàng nhằm đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Doanh nghiệp thì đòi hỏi Doanh nghiệp phải có một quy trình hoạt động nội bộ hiệu quả. Để đạt được điều này, Doanh nghiệp đã xác định cho mình các mục tiêu cần đạt được trong phương diện quy trình hoạt động nội bộ.

2.3.3.1. Mục tiêu của phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Lộc Thành đã vạch ra cho mình các mục tiêu trong phương diện quy trình hoạt động nội bộ như sau:

Hoàn thiện các quy trình, chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh;

Đảm bảo toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm bảo năng suất, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.

2.3.3.2. Quy trình hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp

Quy trình tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ và bán hàng:

Phòng tổ chức hành chính thực hiện tiếp nhận, kiểm soát thông tin và lập kế hoạch bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ (DV) theo quy trình như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng

Nhân viên trực ban nhận yêu cầu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ khách hàng thông qua fax hoặc gửi trực tiếp.

Bước 2: Kiểm tra

Nhân viên trực ban sẽ kiểm tra bản yêu cầu các thông tin: thời gian, yêu cầu công việc, thông tin và số liệu cần cho công việc, nếu không phù hợp tổ trực ban sẽ báo lại cho khách hàng để điều chỉnh.

Xem xét các phương tiện hỗ trợ phù hợp với các quy định của Doanh nghiệp, quy định của nhà nước, để đảm bảo cho hoạt đông bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bước 3: Báo kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ cho trưởng phòng Sau khi các thông tin được kiểm tra phù hợp, nhân viên trực ban sẽ báo kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ cho trưởng phòng.

Bước 4: Lập và phê duyệt kế hoạch

Trưởng phòng căn cứ vào các thông tin yêu cầu đã được kiểm tra sẽ lập kế hoạch.

Trưởng phòng kết hợp với nhân viên trực ban nghiên cứu các thông tin và các thông số trên bản kế hoạch có thể đưa ra các quyết định cho các trường hợp đặc biệt, đồng thời đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho từng trường hợp.

Bước 5: Phổ biến kế hoạch

Kế hoạch đã được duyệt sẽ được phổ biến đến các phòng ban liên quan qua các hình thức như mail, ứng dụng dropbox, fax, điện thoại, trang web Doanh nghệp, máy VHF,…

Bước 6: Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Trong suốt quá trình phổ biến và thực hiện kế hoạch, nhân viên trực ban sẽ liên tục theo dõi và điều chỉnh kế hoạch theo yêu cầu thực tế.

Phối hợp với các phòng ban trong Doanh nghiệp như phòng Tài chính - Kế toán về công nợ và các cơ quan chức năng như phòng thuế, đại lý, nhân viên trực ban sẽ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Nếu có sự điều chỉnh lớn thì nhân viên trực ban phải báo cho Trưởng phòng xem xét.

Bước 7: Lưu hồ sơ

Nhân viên tổ trực ban lưu lại tất cả các bản yêu cầu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế hoạch đã được duyệt, cũng như các yêu cầu điều chỉnh kế hoạch, đồng thời gửi kế hoạch tới các phòng liên quan.

Bảng 2.4: Quy trình tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ

BƯỚC SƠ ĐỒ TRÁCH NHIỆM

1 Nhân viên trực ban 2 Nhân viên trực ban 3 Nhân viên trực ban 4 Trưởng phòng 5 Nhân viên trực ban 6 Nhân viên trực ban 7 Nhân viên trực ban Chưa phù hợp

Kế hoạch thay đổi

Lưu hồ sơ Phổ biến kế hoạch

Theo dõi kế hoạch Phù hợp

Lập và phê duyệt

Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng (KH)

Báo KH Kiểm tra

Báo cáo cho trưởng phòng Chưa đầy đủ

Phòng tài chính kế toán tiến hành triển khai kế hoạch đã lập và thực hiện kế hoạch theo quy trình như sau:

Bảng 2.5: Quy trình triển khai kế hoạch và thực hiện kế hoạch

BƯỚC SƠ ĐỒ TRÁCH NHIỆM 1 Nhân viên trực ban 2 Nhân viên trực ban 3 Kế toán viên 4 Kế toán viên 5 Kế toán viên Kế toán trưởng 6 Kế toán trưởng 7 Nhân viên trực ban 8 Phòng Tài chính - Kế toán Chưa đầy đủ Đầy đủ Kế toán nghiên cứu công việc Triển khai đến người thực hiện

Nhận kế hoạch đã duyệt

Trao đổi thông tin và thống nhất công việc

Thực hiện công việc và thông báo đến các cơ quan liên quan

Xác nhận công việc hoàn thành

Chuyển giấy xác nhận đến phòng Tài chính - Kế toán

Bước 1: Nhận kế hoạch đã duyệt

Nhân viên trực ban nhận kế hoạch đã được duyệt bởi Trưởng phòng. Lúc này kế hoạch đã tương đối hoàn chỉnh.

Bước 2: Triển khai đến người thực hiện

Bản kế hoạch được nhân viên trực ban tiến hành triển khai đến từng kế toán viên và các phòng ban liên quan thông qua các hình thức: trang web của Doanh nghệp, ứng dụng dropbox, điện thoại, email, fax, máy VHF.

Bước 3: Kế toán nghiên cứu công việc

Sau khi nhận kế hoạch từ nhân viên trực ban, kế toán tiến hành nghiên cứu kế hoạch do mình đảm trách, kiểm tra các thông số về: thời gian, số liệu, hóa đơn, chứng từ, nếu đảm bảo đầy đủ và phù hợp thì thực hiện công việc, nếu không đầy đủ và phù hợp thì sẽ báo lại cho nhân viên trực ban điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 4: Trao đổi thông tin và thống nhất công việc

Trước khi thực hiện công việc kế toán sẽ trao đổi thông tin với kế toán trưởng về tình hình công việc, thống nhất cách thức làm việc và thời gian hoàn thành.

Bước 5: Thực hiện công việc và thông báo đến các cơ quan liên quan Khi các bước chuẩn bị hoàn tất, kế toán viên tiến hành làm việc theo kế hoạch. Trong quá trình làm việc có nghĩa vụ thông báo cho trưởng phòng về mức độ hoàn thành công việc và những khó khăn, vướng mắc mà mình phát hiện được trong lúc làm việc.

Bước 6: Xác nhận công việc hoàn thành

Sau khi hoàn thành công việc theo kế hoạch, kế toán trưởng xác nhận vào phiếu xác nhận với chữ ký của kế toán trưởng và kế toán viên. Nếu trường hợp kế toán trưởng không ký xác nhận vào phiếu thì kế toán viên xác định nguyên nhân và báo cáo cho nhân viên trực ban để xử lý cho phù hợp.

Bước 7: Chuyển giấy xác nhận đến phòng Tài chính - Kế toán Nhân viên trực ban chuyển phiếu đến phòng Tài chính - Kế toán Bước 8: Lưu hồ sơ

Phòng Tài chính - Kế toán lưu hồ sơ. Quy trình tính và thu phí dịch vụ:

Phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành tính toán và thu phí dịch vụ theo quy trình sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình tính toán và thu phí

Nhân viên trực ban căn cứ vào kế hoạch và quy định doanh nghiệp để lập “Giấy báo tính phí”, Nhân viên tính phí tiến hành tính phí và lập Biên lai thu phí.

Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì Nhân viên tính phí căn cứ vào Biên lai thu phí lập Phiếu thu. Thủ quỹ căn cứ Phiếu thu để thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)