Hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp là trách nhiệm của nhà lãnh đạo cấp cao và là điều kiện tiên quyết để dẫn đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Từ các phân tích về những điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội - thách thức của doanh nghiệp về các yếu tố như môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển thị trường, đối thủ cạnh tranh,... nhà lãnh đạo bắt đầu tiến hành chiến lược phát triển tổng thể cho doanh nghiệp.

1.3.2. Bản đồ chiến lược

Căn cứ vào chiến lược phát triển đã ở bước 1, doanh nghiệp sẽ xác định các mục tiêu cho từng phương diện trong bảng điểm cân bằng: phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện quy trình hoạt động nội bộ,

Lợi nhuận Thỏa mãn khách hàng

Hoạt động hiệu quả Năng lực nhân viên

Tài chính

Khách hàng

Hoạt động nội bộ Đào tạo và phát triển

và phương diện đào tạo và phát triển. Sau đó, liên kết các mục tiêu trong bốn phương diện vào bản đồ chiến lược rồi tiến hành phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp chiến lược phát triển và các mục tiêu trong từng phương diện, xác định mục tiêu nào cần hướng đến, nhờ vào nguồn lực nào để đạt được những mục tiêu đặt ra, những biện pháp nào để tiến hành thực hiện chiến lược của doanh nghiệp; gắn mục tiêu của từng bộ phận, cá nhân với mục tiêu, chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp để tạo động lực phấn đấu thực hiện những mục tiêu đã đặt ra nhằm dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.

1.3.3. Xác định các thước đo

Để đánh giá hiệu quả hoạt động, cần phải có các thước đo hay các chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) nhằm đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các nhà quản trị trong các lĩnh vực là những người sẽ xác định các chỉ số KPI cụ thể cho từng lĩnh vực đó. Ví dụ như: các chỉ số KPI về tài chính sẽ do giám đốc tài chính đảm nhiệm, các chỉ số bán hàng phải do bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm... Các KPI có thể là các chỉ số tuyệt đối hoặc tương đối, được theo từng mục tiêu cụ thể trong bản đồ chiến lược nhằm xác định doanh nghiệp có đạt được mục tiêu và tiến tới thực thi thành công chiến lược hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)