Phương diện đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Phương diện đào tạo và phát triển

Phương diện này là nền tảng mà doanh nghiệp cần để đạt được sự tăng trưởng trong dài hạn, nó bao gồm ba nội dung chính sau:

Năng lực của nhân viên: được đánh giá qua các chỉ tiêu như kỹ năng của

nhân viên, việc giữ chân các nhân viên giỏi, sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, chế độ khen thưởng, đãi ngộ nhân viên...

Năng lực hệ thống thông tin: yêu cầu tính chính xác, kịp thời cung cấp

thông tin để ra quyết định.

Động lực phấn đấu, phân quyền và khả năng liên kết: nhà lãnh đạo phải biết gắn nhân viên với mục tiêu của tổ chức, đồng thời phải tin tưởng trao quyền để toàn thể đội ngũ nhân viên cùng hợp tác với nhau thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.

1.2.4.1. Mục tiêu

Dựa theo ba nội dung chính ở trên, phương diện này xác định các mục tiêu sau:

Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên; Cải thiện năng lực của hệ thống thông tin;

Tăng động lực phấn đấu và khả năng liên kết của nhân viên.

Trong một doanh nghiệp, nếu đội ngũ nhân viên năng động, có kiến thức và kỹ năng làm việc, giao tiếp tốt và có tinh thần hợp tác, liên kết cao trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp cùng với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống thông tin và được tin tưởng trao quyền thì sẽ làm việc có hiệu quả và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Do đó, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của nhân viên, từ đó làm tăng động lực phấn đấu của nhân viên, đồng thời phải tin tưởng trao quyền để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, không ngừng triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực của nhân viên, và cải thiện năng lực của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Có như vậy thì doanh nghiệp mới đạt được sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn.

1.2.4.2. Thước đo

Năng lực của nhân viên: là sự kết hợp của một loạt các yếu tố như mức

độ hài lòng của nhân viên, khả năng giữ chân nhân viên, và năng suất nhân viên.

Mức độ hài lòng của nhân viên: đây là một yếu tố rất quan trọng, là điều

kiện tiền đề để tăng năng suất, tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên. Các doanh nghiệp thường đo lường mức độ hài lòng của nhân viên thông qua những cuộc khảo sát hàng năm bằng thang đo cảm xúc từ 1 (rất không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng) với nội dung đo lường

liên quan đến việc được tham gia đưa ra quyết định, được công nhận đã hoàn thành tốt công việc, được tiếp cận đầy đủ thông tin cho phép thực hiện tốt công việc được giao, được nhận sự hỗ trợ từ đồng nghiệp…

Khả năng giữ chân nhân viên: được đo lường thông qua các chỉ tiêu tốc

độ thay thế nhân viên chủ chốt hay thời gian bình quân một nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Tốc độ thay thế nhân viên càng lớn hay thời gian làm việc bình quân càng ngắn thì càng chứng tỏ rằng doanh nghiệp có khả năng giữ chân nhân viên thấp. Thường xuyên thay đổi nhân viên làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc vì nhân viên mới cần có thời gian để thích nghi với công việc và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc đó.

Năng suất nhân viên: có thể được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu

trên từng nhân viên. Chỉ tiêu này thể hiện phần giá trị mà mỗi nhân viên có thể tạo ra cho doanh nghiệp.

Năng lực của hệ thống thông tin: có thể được đo lường thông qua các

chỉ tiêu như tốc độ xử lý thông tin, chi phí hệ thống thông tin...

Động lực phấn đấu, phân quyền và khả năng liên kết: được đo lường

bằng các chỉ tiêu như số lượng ý kiến mà mỗi nhân viên đề xuất, số lượng ý kiến của nhân viên được doanh nghiệp áp dụng, tỷ lệ chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên với nhau...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)