Chính sách xã hội nói chung và chính sách ASXH nói riêng luôn gắn với một chế độ chính trị - xã hội nhất định. Do đó, việc thể chế hóa và cụ thể hóa những đường lối, chủ trương giải quyết các vấn đề về ASXH, dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ chính trị - xã hội, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm tác động trực tiếp vào con người và điểu chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Chủ thể ban hành chính sách ASXH chủ yếu là các cơ quan của nhà nước, ngoài ra còn có các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để tổ chức thực hiện. Chính sách ASXH do nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách ASXH là chính sách của nhà nước. Nhà nước ở đâ được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ má nhà nước, bao gồm Quốc hội, chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Thực hiện chính sách ASXH là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng xử của chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng của ASXH.
Ở nước ta, trên sách báo, chúng ta thường gặp cụm từ “chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước”, như vậy có ý kiến cho rằng, Đảng cũng là chủ thể ban hành chính sách, điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc thù
của nước ta. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách - đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách ASXH nói riêng và chính sách nói chung.
Như vậy, về thực chất, các chính sách ASXH là do Nhà nước Cộng ḥòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chủ yếu là chính phủ đề ra). Các chính sách được ban hành là việc cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng được thụ hưởng các chế độ ASXH.