Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định; Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39’10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tâ giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27’ Bắc, 108°27’ Đông. Thị xã An Nhơn nằm phía Nam của tỉnh Bình Định có ranh giới tiếp giáp: Phía Đông giáp huyện Tu Phước, Huyện Phù Cát; Phía Tây giáp huyện Tâ Sơn; Vân Canh; Phía Nam giáp huyện Tu Phước; Phía Bắc giáp huyện Phù Cát. Diện tích đất tự nhiên của thị xã là 24.449,4 ha, bao gồm 10 xã, 05 phường.

Nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, mùa đông mưa nhiều. Chế độ nhiệt: chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình của năm là 24 độ C, tháng nóng nhất là tháng 6 (34 độ C); Mùa mưa từ tháng 9, tháng 11 đến cuối năm, nhiệt độ bình quân 19,9 độ C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50 độ C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500-1700 giờ. Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.000- 2.300mm/năm, phân bổ cao dần từ Tâ sang Đông. Chế độ gió: có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh; gió Lào xuất hiện từ tháng Tư đến tháng Tám gây khô nóng và hạn hán; thị xã An Nhơn thường bị ảnh hưởng của bão, lũ hàng năm.

Thị xã An Nhơn có các đường giao thông nối với hai đầu đất nước như Quốc lộ 1A, đường cảng nối tuyến các tỉnh tây nguyên, đường sắt Bắc Nam

nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên hải miền Trung và với cả nước. Thị xã An Nhơn giáp khu trung tâm thành phố: Qu Nhơn, khu FLC; đặc biệt thị xã có các làng nghề thuận lợi phát triển du lịch bền vững cũng như phát triển làng mai vàng cho cả nước, là điều kiện thuận lợi để thị xã phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)